Tết xưa và tết nay của giáo viên, học sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cuối năm, một số đồng nghiệp là giáo viên, từng trải qua nhiều thời kỳ học tập và dạy học, hàn huyên với nhau về tết cổ truyền Việt Nam.

"Ôn cố, tri tân", đề tài thầy cô nhắc tới là sự khác nhau giữa tết trước đây và tết ngày nay trong nhà trường.

Điểm khác biệt đầu tiên là không gian lớp học, trường học mỗi dịp xuân về. Với cơ sở vật chất trường lớp đa số còn thô sơ, cũ kỹ, mỗi lần tết đến, không gian trong trường học ngày trước ít có sự chăm chút. Ngày nay, khoảng chừng một, hai tuần lễ trước khi học sinh nghỉ tết, hầu hết trường học từ mầm non đến THPT đều chú ý trang trí cảnh quan rất đẹp, có tiểu cảnh không gian tết rất ấn tượng, đem đến không khí tết rộn ràng.

Học sinh tiểu học thích thú với lễ hội xuân tổ chức tại trường những ngày trước tết. . Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Học sinh tiểu học thích thú với lễ hội xuân tổ chức tại trường những ngày trước tết. . Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Điểm thứ hai là các hoạt động vui xuân trong nhà trường cũng rất khác nhau. Ngày trước, thời thế hệ chúng tôi học phổ thông, hoạt động đón chào năm mới không nhiều, chủ yếu được nhà trường tổ chức cắm trại qua đêm tại sân trường, kết hợp thi văn nghệ, thể thao, thi làm báo tường... Ngày nay, nhà trường tổ chức nhiều hoạt động hơn, phong phú với các hình thức như hội trại tết, hội chợ ẩm thực xuân, sân khấu ca nhạc và các cuộc thi như gói và nấu bánh chưng, trưng bày mâm ngũ quả, làm thiệp chúc mừng...

Cô trò trong lễ hội gói bánh chưng. Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Cô trò trong lễ hội gói bánh chưng. Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Cách chúc tết của học trò với thầy cô trước đây cũng khác với ngày nay. "Tết thầy" ngày trước là những món hàng cần thiết cho thầy cô như ký đường cát trắng, vài hộp sữa, chai dầu gội... Ngày nay rất thực tế bằng phiếu mua hàng siêu thị, chuyển khoản...

Tết ngày xưa chỉ có những lời chúc trực tiếp của trò, hoặc dăm ba lá thư viết tay của học trò cũ gửi thầy cô nhưng có khi sau tết nhiều ngày mới nhận được! Tết nay lời chúc là những hình ảnh có sẵn từ các ứng dụng, gửi ngay qua điện thoại di động.

Học sinh vui hội xuân tổ chức tại trường trước tết. Ảnh: T.N.T
Học sinh vui hội xuân tổ chức tại trường trước tết. Ảnh: T.N.T
Một chương trình văn nghệ quy mô lớn tổ chức trong trường THPT trước khi học sinh nghỉ tết. Ảnh: N.T.C.C
Một chương trình văn nghệ quy mô lớn tổ chức trong trường THPT trước khi học sinh nghỉ tết. Ảnh: N.T.C.C

Tết nhà giáo ngày nay bớt khó khăn hơn ngày trước nên mạng xã hội thời gian qua cũng ít hẳn những hình ảnh hài hước, những bài thơ "thở than" về cảnh nghèo thầy cô đón tết. Ít còn cảnh giáo viên phải đón tết xa quê, phải ở lại khu tập thể của trường vì đi lại khó khăn, tốn kém.

Theo Ngọc Tuấn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Đừng để tâm hồn nghèo nàn

Đừng để tâm hồn nghèo nàn

(GLO)- Nhớ hồi dạy bài Thu điếu (Nguyễn Khuyến) trong chương trình Ngữ văn lớp 11, tôi đã hỏi học trò: Em từng có ấn tượng hay cảm xúc đặc biệt gì với mùa thu chưa? Nhiều em trả lời ngập ngừng: “Em thấy mùa thu… trời mát mẻ”, “Em thấy mùa thu… lá cây rụng nhiều”, “Em thấy mùa thu… thường mưa”.

Ổn định dạy và học sau kỳ nghỉ Tết

Ổn định dạy và học sau kỳ nghỉ Tết

(GLO)- Ngày 6-2, thầy và trò các cấp học trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã trở lại trường học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025. Cùng với hoạt động “khai xuân” sôi nổi, các trường học đã ổn định nền nếp, triển khai công tác dạy và học, quyết tâm hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm học 2024-2025.

Đội tuyển học sinh giỏi Trường THPT Chi Lăng năm học 2024-2025 (ảnh đơn vị cung cấp).

Trường THPT Chi Lăng tạo lập môi trường giáo dục toàn diện

(GLO)- Sau 5 năm xây dựng và phát triển, Trường THPT Chi Lăng (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) ngày càng khẳng định thương hiệu, là địa chỉ tin cậy để phụ huynh yên tâm gửi gắm con em. Trong mùa xuân mới này, nhà trường tiếp tục hành trình tạo lập môi trường giáo dục toàn diện với bao niềm tin và hy vọng.