Tây Ninh: Nuôi loài gà lạ "đen quá trời đen", 2 nông dân này bất ngờ lời lớn, mỗi tháng đút túi 80 triệu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Gà đen Indonesia hay còn gọi là gà mặt quỷ có nguồn gốc từ đảo Java, Indonesia. Giống gà quý hiếm này có đặc trưng là màu lông đen tuyền, ngay cả mỏ, mào, lưỡi cho đến xương, thịt hay nội tạng cũng một màu đen. Hiện giống gà đen quý hiếm này đã được nhân giống thành công tại một trang trại ở huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.

Anh Kiều Văn Sang (sinh năm 1980) và anh Nguyễn Thành Phương (sinh năm 1974), là những người chủ trang trại gà gà đen Indonesia tại huyện Tân Châu (tỉnh Tây Ninh).

Trước đó, năm 2015, anh Sang được một người bạn ở miền Tây giới thiệu về giống gà Indo này. Thấy giống gà đặc biệt, có nhiều tiềm năng để nuôi bán thương phẩm nên anh quyết định mua về nhân giống.


 

 Giống gà mặt quỷ, giống gà quý hiếm này có đặc trưng là màu đen tuyền từ đầu đến chân đang được anh Kiều Văn Sang và anh Nguyễn Thành Phương nuôi thành công tại huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.
Giống gà mặt quỷ, giống gà quý hiếm này có đặc trưng là màu đen tuyền từ đầu đến chân đang được anh Kiều Văn Sang và anh Nguyễn Thành Phương nuôi thành công tại huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.



Anh Sang cho biết, thời điểm đó, anh cùng anh Phương đặt mua 3 cặp gà mặt quỷ giống từ Indonesia với giá hơn 50 triệu đồng/con, mỗi người 3 con để nuôi thử.

 "Lúc ấy, tôi nghĩ mình cũng liều vì giá gà Indo cao ngất ngưỡng, lại phải bán cả bò để có vốn mua gà”-anh Sang nói thêm.

Sau khi nuôi thử, anh Sang nhận thấy kết quả đạt vì khí hậu tại Tây Ninh cũng tương đối giống khí hậu tại đảo Java nơi giống gà đen mặt quỷ này sinh sống, nên cac anh quyết định đặt mua thêm 10 con nữa để đầu tư mở rộng chăn nuôi gà sinh sản.

Anh Sang cho biết, tại Việt Nam, đây là giống gà mới và còn khan hiếm giống, có nhiều ưu điểm như: cách nuôi đơn giản, thức ăn dễ tìm, sức đề kháng cao và giá bán cao hơn so với các giống gà khác.

Đặc biệt, giống gà đen Indo này đẻ rất sai. Gà đen mặt quỷ nuôi từ 4 tháng tuổi là đã có thể cho sinh sản, đẻ 1 lần từ 10-13 trứng.

Tuy nhiên, đây là giống gà không chịu ấp trứng, nên người nuôi phải cho ấp bằng máy, tỉ lệ nở gà con chỉ đạt 50% trên số trứng. Gà con khoẻ, sức đề kháng tốt, dễ nuôi, ít bị bệnh...

Theo anh Sang, nuôi gà Indo mang lại nhiều lợi ích cho nông dân, có thể nhân rộng do không tốn nhiều diện tích, thức ăn dễ tìm từ nguyên liệu là phụ phẩm nông nghiệp, chăn nuôi, rau củ quả thừa…

Bên cạnh đó, tỷ lệ hao hụt thấp, gà Indo dễ bán, hiện gà Indo thịt thương phẩm có giá 250.000 đồng/kg. Gà mặt quỷ giống 4 tháng tuổi có thể bán với giá 5 triệu đồng/con.

Theo anh Sang, mỗi lứa gà Indo nuôi trong khoảng 4 tháng là có thể xuất bán thương phẩm. Trung bình, gà đen Indo có trọng lượng từ 1,5kg – 2,2kg/con (gà mái đạt khoảng 1,5 kg/con), lợi nhuận đạt khoảng 30%.

 

Chăm sóc gà đen Indonesia tại 2 trại gà đen ở huyện Tân Châu (tỉnh Tây Ninh) đơn giản, không tốn nhiều công sức.
Chăm sóc gà đen Indonesia tại 2 trại gà đen ở huyện Tân Châu (tỉnh Tây Ninh) đơn giản, không tốn nhiều công sức.



Thức ăn của gà Indo cũng đơn giản như bắp, lúa, cám. Đặc biệt, loài gà này rất thích ăn các loại rau cỏ. Hiện tại, để nâng cao chất lượng gà, trang trại của anh Sang còn trồng thêm một số loại rau thuốc để cho gà ăn, giúp nâng cao sức đề kháng, phòng chống dịch bệnh.

Cũng giống như tất cả các loại gia cầm khác, gà đen Indo sinh trưởng, phát triển qua các giai đoạn. Ở giai đoạn gà con, cần phải chăm sóc kỹ lưỡng, lưu ý nhất là nhiệt độ giữ ấm cho gà. Hiện tại, trang trại nuôi gà mặt quỷ của anh Sang đã nhân giống lên đến hơn 1.000 con.

Giống gà đen này hiện đang hút hàng vì mới lạ, thịt dai, thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người ưa chuộng. Hiện gà đen Indo từ trang trại của anh đang cung cấp cho một số quán ăn trên địa bàn và cũng đã có nhà hàng yêu cầu đặt với số lượng lớn.

Với tổng chi phí đầu tư hơn 700 triệu đồng, hiện tại trang trại nuôi gà đen quý hiếm của 2 anh đã hoàn thành 3 địa điểm gồm: chỗ chuyên nuôi sinh sản; điểm ấp, nuôi gà con và điểm nuôi gà đen thả vườn được xây dựng chuồng rào kiên cố có trồng xen canh cây ăn quả và các loại rau.

Lợi nhuận hàng tháng của trang trại nuôi gà đen Indo của anh Sang và anh Phương là khoảng 80 triệu đồng. Dự kiến, 2 anh mở rộng đàn gà đạt từ 4.000 – 5.000 con để có thể cung ứng ra thị trường số lượng gà Indo thương phẩm ổn định.

 


Mô hình nuôi gà đen Indo này đang từng bước phát huy hiệu quả, nhận được sự quan tâm, tham quan, tìm hiểu, học tập kinh nghiệm của các đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện Tân Châu cũng như các địa phương khác trong tỉnh Tây Ninh.


https://danviet.vn/tay-ninh-nuoi-loai-ga-la-den-qua-troi-den-2-nong-dan-nay-bat-ngo-loi-lon-moi-thang-dut-tui-80-trieu-2020110123195457.htm
 

Theo Hòa Khang (Báo Tây Ninh/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Siết chặt chất lượng cây giống cà phê

Siết chặt chất lượng cây giống cà phê

(GLO)- Gia Lai đang bước vào đầu mùa mưa-thời điểm thuận lợi để nông dân tái canh và trồng mới cà phê. Cùng với đó, các vườn ươm trên địa bàn tỉnh cũng nhộn nhịp xuất bán cây giống phục vụ nhu cầu sản xuất.

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

(GLO)- Gia Lai đang bước vào mùa mưa nên nhu cầu mua cây giống của nông dân trong tỉnh khá lớn. Nắm bắt nhu cầu trên, các cơ sở kinh doanh cây giống cũng chuẩn bị nguồn hàng đảm bảo chất lượng để cung cấp ra thị trường.

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

(GLO)- Trong 2 ngày (13 và 14-5), Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai tổ chức 2 lớp tập huấn xây dựng mã số vùng trồng cho gần 200 cán bộ, công chức cấp xã, các hộ dân, doanh nghiệp và HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

(GLO)- Nhận thấy việc trồng cây hoa hòe mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chủ động hỗ trợ bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị nông sản.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.