Tập huấn kiến thức về truy xuất nguồn gốc lâm sản

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai vừa phối hợp với Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và PTNT) tổ chức tập huấn Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT về những điểm mới trong quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản chặt chẽ hơn so với Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT để tránh tình trạng gian lận mua bán, khai thác, vận chuyển và cất giữ lâm sản trái pháp luật.
Cán bộ Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và PTNT) giới thiệu những điểm mới của Thông tư số 26. Ảnh: Nguyễn Diệp

Cán bộ Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và PTNT) giới thiệu những điểm mới của Thông tư số 26. Ảnh: Nguyễn Diệp

Tại lớp tập huấn, cán bộ Cục Kiểm lâm hướng dẫn những điểm mới của Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT so với Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT như khái niệm về gỗ tròn, xẻ, thực vật rừng ngoài gỗ, phương pháp đo, công thức tính gỗ. Quy định thẩm quyền phê duyệt phương án khai thác, tận dụng, tận thu gỗ loại thông thường từ rừng tự nhiên, gỗ rừng trồng do nhà nước làm chủ sở hữu, gỗ rừng phòng hộ do các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng đầu tư. Bỏ quy định về vận chuyển nội bộ; cách lập bản kê lâm sản, đối tượng xác nhận lâm sản theo đề nghị của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng dân cư, đánh dấu mẫu loài động vật nguy cấp, quý hiếm…

Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 15-2, giúp hạn chế tình trạng mua bán, vận chuyển, khai thác, cất giữ lâm sản trái pháp luật…

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.