Tăng tốc xây dựng xã nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Năm 2023, toàn tỉnh Gia Lai có 9 xã đăng ký phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Tuy nhiên, qua rà soát của cơ quan chuyên môn, đến thời điểm này chưa có xã nào đạt đủ tất cả 19 tiêu chí. Hiện các địa phương đang phối hợp cùng các ngành liên quan tập trung nguồn lực hỗ trợ 9 xã tăng tốc, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đề ra.

Nhiều tiêu chí chưa đạt

Xã Ia Băng (huyện Đak Đoa) là 1 trong 9 xã đăng ký phấn đấu đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2023. Tuy nhiên, đến nay, xã mới đạt 12/19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025, còn 7 tiêu chí chưa đạt gồm: quy hoạch, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, thu nhập, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật.

Người dân làng O Yố (xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) đóng góp ngày công làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: N.D

Người dân làng O Yố (xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) đóng góp ngày công làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: N.D

Theo bà Vũ Thị Kim Nhã-Chủ tịch UBND xã Ia Băng: Hiện nay, xã đang huy động mọi nguồn lực thực hiện 5 tiêu chí gồm: quy hoạch, cơ sở vật chất văn hóa, thu nhập, y tế, hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật. 2 tiêu chí còn lại thực hiện từng bước. Hiện trên địa bàn xã đã có 4 trường học đạt chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, nhưng theo quy định của Bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025 thì phải có 70% trường đạt chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1. Riêng tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm phải có tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung trong khi xã chưa có nên sẽ khó đạt.

“Khó nhất hiện nay là tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung. Riêng tiêu chí trường học, huyện đã bố trí kinh phí đầu tư xây dựng 3 trường trong năm 2024 nên thời gian sẽ kéo dài. Dù vậy, xã nỗ lực phấn đấu hoàn thành các tiêu chí một cách bền vững”-Chủ tịch UBND xã Ia Băng nói.

Trong khi đó, xã Kon Thụp (huyện Mang Yang) đã đạt 13/19 tiêu chí, 6 tiêu chí chưa đạt gồm: cơ sở vật chất văn hóa, nhà ở dân cư, thu nhập, hộ nghèo đa chiều, tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, môi trường và an toàn thực phẩm. Từ nay đến cuối năm, xã dự kiến phấn đấu đạt thêm 2 tiêu chí là cơ sở vật chất văn hóa, tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn.

Mới đây, đoàn công tác Sở Nông nghiệp và PTNT đã tiến hành kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chí tại 9 xã phấn đấu đạt chuẩn NTM trong năm 2023. Qua kiểm tra, xã Ia Hiao (huyện Phú Thiện) mới đạt 7 tiêu chí, các xã còn lại đạt 11-15 tiêu chí. Một số tiêu chí gặp nhiều khó khăn như: thu nhập phải đạt 47 triệu đồng/người/năm, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường và an toàn thực phẩm, hộ nghèo đa chiều…

Phấn đấu về đích NTM

Theo Văn phòng Điều phối NTM tỉnh, dự kiến từ nay đến cuối năm có 3 xã phấn đấu đạt 19 tiêu chí gồm: Ia Khai (huyện Ia Grai), Ia Tôr (huyện Chư Prông), Kim Tân (huyện Ia Pa). Ông Bùi Xuân Linh-Chủ tịch UBND xã Ia Tôr-thông tin: Đến nay, xã đạt chuẩn 14 tiêu chí, còn lại 5 tiêu chí chưa đạt là: thu nhập, hộ nghèo đa chiều, tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm. Hiện xã đang tập trung triển khai nhiều giải pháp giảm tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo. Đồng thời, thành lập hợp tác xã; tuyên truyền, vận động người dân mua bảo hiểm y tế tự nguyện, dự kiến đến cuối năm có số người dân tham gia đạt tỷ lệ 90%. Xã quyết tâm phấn đấu đến cuối năm đạt đủ 19 tiêu chí.

Người dân làng Groi (xã Kon Thụp, huyện Mang Yang) phát triển chăn nuôi để tăng thu nhập. Ảnh: Nguyễn Diệp

Người dân làng Groi (xã Kon Thụp, huyện Mang Yang) phát triển chăn nuôi để tăng thu nhập. Ảnh: Nguyễn Diệp

9 xã đăng ký phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2023 gồm: Ia Băng (huyện Đak Đoa), Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh), Ia Hiao (huyện Phú Thiện), Ia Tôr (huyện Chư Prông), Kim Tân (huyện Ia Pa), Ia Khai (huyện Ia Grai), Kon Thụp (huyện Mang Yang), Chư Gu (huyện Krông Pa) và Ia Ko (huyện Chư Sê).

Còn ông Lê Hữu Hưng-Chủ tịch UBND xã Kim Tân thì cho hay: Để đạt chuẩn các tiêu chí còn lại, xã tập trung tuyên truyền, vận động hệ thống chính trị ở các thôn, làng tổ chức trồng cây xanh xung quanh các nhà văn hóa, sân bóng; hợp đồng với đơn vị chuyên xử lý chất thải nguy hại có đầy đủ chức năng theo quy định; đẩy mạnh tuyên truyền người dân xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh; tổ chức cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng do huyện tổ chức, bố trí luân chuyển cán bộ theo đúng quy định; tham mưu điều động bổ nhiệm Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã.

Trao đổi với P.V, ông Phạm Ngọc Huyền-Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh-cho biết: Bộ tiêu chí công nhận xã đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025 được điều chỉnh cao hơn so với Bộ tiêu chí cũ, các chỉ tiêu cũng chia nhỏ cụ thể và nâng cao hơn dẫn đến các xã gặp khó khăn trong quá trình thực hiện. Trước những khó khăn, vướng mắc, các địa phương đề nghị Trung ương điều chỉnh một số chỉ tiêu không phù hợp với thực tế như hỏa táng, xây dựng công trình cấp nước tập trung giải quyết. Hiện các ngành phụ trách tiêu chí phối hợp cùng các địa phương giải quyết những khó khăn, vướng mắc như Tổ khuyến nông cộng đồng hoạt động hiệu quả; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; ứng dụng sổ khám sức khỏe điện tử… Đồng thời, tập trung mọi nguồn lực hỗ trợ các xã đăng ký phấn đấu đạt chuẩn NTM.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Kông Chro mùa gió

Kông Chro mùa gió

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.