Tăng cường quản lý tài sản kết cấu hạ tầng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-

Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Công văn số 923 /UBND-KTTH về việc tăng cường công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý.

Đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi, UBND tỉnh yêu cầu khẩn trương rà soát, phân loại, xác định giá trị tài sản hiện có và thực hiện việc giao, quản lý, sử dụng và khai thác tài sản theo quy định pháp luật. Ảnh: Nhật Hào

Đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi, UBND tỉnh yêu cầu khẩn trương rà soát, phân loại, xác định giá trị tài sản hiện có và thực hiện việc giao, quản lý, sử dụng và khai thác tài sản theo quy định pháp luật. Ảnh: Nhật Hào

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan tiếp tục đẩy mạnh tổ chức phổ biến, tuyên truyền Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết việc quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng.

Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Sở Giao thông-Vận tải chủ trì phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Nghị định số 33/2019/NĐ-CP ngày 23/4/2019 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khẩn trương rà soát, phân loại, giao quản lý tài sản, kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông thuộc phạm vi quản lý để thực hiện việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản theo quy định; tham mưu UBND tỉnh quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc địa phương quản lý theo đúng quy định của pháp luật.

Đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi, Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ hướng dẫn của bộ, ngành trung ương và Nghị quyết số 110/2019/NQHĐND ngày 10-7-2019 của HĐND tỉnh quy định phân cấp quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thuộc phạm vi quản lý của tỉnh phối hợp với các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng có liên quan khẩn trương rà soát, phân loại, xác định giá trị tài sản hiện có và thực hiện việc giao, quản lý, sử dụng và khai thác tài sản theo quy định pháp luật.

Đối với tài sản kết cấu hạ tầng nước sạch, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ Nghị định số 43/2022/NĐ-CP ngày 24-6-2022 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch; Văn bản số 2522/UBND-KTTH ngày 1-11-2022 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị định số 43/2022/NĐ-CP ngày 24-6-2022 của Chính phủ khẩn trương rà soát, phân loại, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh để lập phương án khai thác tài sản trình UBND tỉnh phê duyệt theo đúng quy định pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.