Quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành văn bản số 2522/UBND-KTTH về việc triển khai thực hiện Nghị định 43/2022/NĐ-CP ngày 24-6-2022 của Chính phủ quy định quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch.
Theo đó, để quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh được thống nhất, hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí tài sản công, UBND tỉnh yêu cầu giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi; Giám đốc Công ty cổ phần cấp thoát nước và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Nghị định số 43/2022/NĐ-CP. 
Cụ thể: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị định số 43/2022/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thực hiện tới các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan, đảm bảo các đối tượng chịu sự tác động của Nghị định số 43/2022/NĐ-CP nắm bắt đầy đủ, chính xác, kịp thời nội dung của Nghị định và các văn bản hướng dẫn thi hành. 
Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cấp nước sạch nông thôn tập trung trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, còn có trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, UBND các huyện, thị xã, thành phố, UBND cấp xã đang quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch nông thôn tập trung và tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch đô thị lập báo cáo để tổng hợp trước ngày 15-11-2022.
Đối với các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố khi lập dự án đầu tư, xây dựng công trình cấp nước sạch trên địa bàn (bao gồm trường hợp đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, đầu tư theo hình thức đối tác công tư, đầu tư theo chủ trương xã hội hóa) để trình UBND tỉnh quyết định phê duyệt dự án đầu tư thì phải xác định rõ đối tượng được giao tài sản, phương thức giao tài sản sau khi dự án hoàn thành để bảo đảm hiệu quả đầu tư, khai thác tài sản của nhà nước.
nnnnn
Ảnh minh họa
Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Xây dựng theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương có liên quan triển khai rà soát, phân loại tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch hiện có trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra, lập biên bản kiểm tra hiện trạng quản lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch. Lập phương án giao, quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch.
Trên cơ sở kết quả kiểm tra rà soát, phân loại tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch nông thôn tập trung và đô thị, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Xây dựng theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các địa phương có liên quan lập phương án giao quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch tham mưu UBND tỉnh xem xét quyết định. 
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục giao đất, cho thuê đất để quản lý, sử dụng đất gắn với tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai. Căn cứ hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Xây dựng trong phạm vi quản lý hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện theo đúng quy định.
Để tổ chức thực hiện, UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở: Nông nghiệp và PTNT, Xây dựng, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương triển khai thực hiện theo nội dung nêu trên và các quy định tại Nghị định 43/2022/NĐ-CP.
Các sở, ban, ngành phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND tỉnh ban hành có nội dung liên quan đến quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan mình.
Sở Tư pháp là đầu mối giúp UBND tỉnh thực hiện việc tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do UBND tỉnh ban hành có nội dung liên quan đến quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch. Đồng thời, phối hợp với các sở, ban, ngành thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND tỉnh có nội dung như trên.
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND cấp xã, đơn vị sự nghiệp công lập được giao quản lý tài sản, cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch thực hiện báo cáo kê khai, nhập, duyệt dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng nước sạch và thực hiện nghiêm chế độ báo cáo theo quy định. 
LỆ HẰNG

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.