Tăng cường các biện pháp phòng-chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-

UBND tỉnh vừa có Công văn số 824/UBND-NL về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng-chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước.


Để hạn chế thiệt hại đối với sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến đời sống của Nhân dân, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị là thành viên của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố; các chủ hồ đập thủy lợi, thủy điện triển khai thực hiện một số nhiệm vụ.

Người dân xã Ia Sao, huyện Ia Grai chuẩn bị máy bơm để tưới nước cho cây cà phê. Ảnh: Lê Nam

Người dân xã Ia Sao, huyện Ia Grai chuẩn bị máy bơm để tưới nước cho cây cà phê. Ảnh: Lê Nam

UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm các chỉ đạo của UBND tỉnh về tăng cường thực hiện các giải pháp phòng-chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2023-2024.

Trong đó, theo dõi chặt chẽ diễn biến và dự báo về thời tiết, khí tượng, thủy văn, nguồn nước; kiểm kê, nắm chắc thông tin về nguồn nước trên địa bàn để cập nhật phương án, kế hoạch phòng-chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước của địa phương phù hợp với các kịch bản nguồn nước; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động có hình thức linh hoạt tích trữ nước ngọt, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, trường hợp xảy ra thiếu nước phải ưu tiên cấp đủ nước cho sinh hoạt, nước tưới cho cây lâu năm có giá trị kinh tế cao và các nhu cầu thiết yếu khác; không để người dân thiếu nước sinh hoạt, trường hợp cần thiết phải huy động lực lượng, phương tiện vận chuyển nước để cung cấp cho người dân. Chủ động sử dụng kinh phí từ ngân sách địa phương và huy động các nguồn hợp pháp khác để thực hiện các giải pháp phòng-chống hạn hán; ưu tiên bố trí kinh phí để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình phục vụ cấp nước, kiểm soát nguồn nước, đặc biệt công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Khi có hạn hán xảy ra, cần rà soát diện tích cây trồng bị thiệt hại và báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo kịp thời…

Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Tây nguyên chủ động, kịp thời tổ chức theo dõi, dự báo chuyên ngành về nguồn nước, cung cấp thông tin cho các địa phương và người dân vùng ảnh hưởng. Tăng cường dự báo diễn biến thời tiết khí hậu trên địa bàn tỉnh, cảnh báo kịp thời tình hình khô hạn ở từng khu vực để các sở, ngành chức năng, chính quyền địa phương và Nhân dân được biết, triển khai kịp thời các biện pháp phòng-chống, khắc phục khô hạn, bảo vệ sản xuất.

Tăng cường thực hiện các giải pháp phòng-chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Lê Nam

Tăng cường thực hiện các giải pháp phòng-chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Lê Nam

Đối với các sở, ban, ngành,đơn vị liên quan chủ động triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp, hiệu quả, giảm thiệt hại do hạn hán; vận hành khai thác các hồ chứa thuỷ điện, thủy lợi xây dựng kế hoạch xả nước về hạ du để phục vụ sản xuất, sinh hoạt của Nhân dân khi hạn hán xảy ra. Tổng hợp, báo cáo tình hình hạn hán, thiếu nước ở các địa phương, chủ động phối hợp với Sở Tài chính và cơ quan có liên quan tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền kịp thời hỗ trợ các địa phương triển khai công tác ứng phó hạn hán theo quy định của pháp luật.

Các chủ hồ, đập thủy lợi, thủy điện theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tổ chức vận hành các hồ chứa theo đúng quy trình đã được cấp thẩm quyền ban hành. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công tác sửa chữa, bảo trì các hạng mục công trình, khẩn trương nạo vét kênh mương, cửa vào cống lấy nước để đảm bảo dẫn nước. Xây dựng phương án phòng-chống hạn cụ thể cho từng công trình, ưu tiên nguồn nước cấp cho sinh hoạt, sản xuất của người dân trong trường hợp nguồn nước bị thiếu hụt. Trong quá trình vận hành trường hợp phát sinh thêm nhu cầu sử dụng nước ở hạ du, phải chủ động xả nước để đảm bảo nhu cầu sử dụng nước ở hạ du đảm bảo phục vụ sản xuất và nước cấp cho sinh hoạt của người dân.

Có thể bạn quan tâm

Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng 66,4%

Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng 66,4%

(GLO)- Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong tháng 1-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 13 ngàn tấn hồ tiêu, trị giá 87 triệu USD (giảm 25,6% về lượng nhưng tăng 23,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024).

Sầu riêng Việt Nam lâm nguy

Sầu riêng Việt Nam lâm nguy

Sầu riêng từng được ví như loại trái "tỷ đô" với kim ngạch xuất khẩu liên tiếp phá kỷ lục nhiều năm nhưng lại đang phải trải qua thời kỳ khó khăn chưa từng có khi sản lượng xuất khẩu giảm tới 80% trong những tháng đầu năm.

Tạo bứt phá trong sản xuất công nghiệp

Tạo bứt phá trong sản xuất công nghiệp

(GLO)- Việc nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp chủ lực, thúc đẩy thị trường tiêu thụ, kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực chế biến sâu… là những giải pháp quan trọng để ngành công nghiệp của tỉnh Gia Lai tăng trưởng nhanh trong năm 2025.

Hợp tác xã Sản xuất điều Ia Grai thường xuyên tập huấn kỹ thuật sản xuất cho các thành viên và người dân. Ảnh: N.H

“Điểm tựa” của người trồng điều

(GLO)- Với việc tích cực phối hợp tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ phân bón, cây giống và bao tiêu sản phẩm, Hợp tác xã (HTX) Sản xuất điều Ia Grai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã trở thành “điểm tựa” của bà con nông dân trên địa bàn.

Gia Lai triển khai nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Gia Lai triển khai nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 51/QĐ-UBND ngày 20-1-2025 về ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 8-1-2025 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh.