Tạm giam chủ doanh nghiệp từng lên YouTube đối đáp với Nguyễn Phương Hằng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Ngoài việc từng có một doanh nghiệp mỹ phẩm, lên YouTube đối đáp với bà Nguyễn Phương Hằng, Phạm Tường Nga còn khoe công tác tại Bộ Công an để lừa đảo "chạy án".
Phạm Tường Nga đã bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Ảnh: Công an Hà Nội

Phạm Tường Nga đã bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Ảnh: Công an Hà Nội

Ngày 30.4, Công an huyện Thanh Oai, Hà Nội thông tin đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Phạm Tường Nga (31 tuổi, ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) để điều tra về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Trước đó, vào cuối năm 2019, Công an huyện Thanh Oai nhận được nhiều đơn trình báo của một số công dân tố cáo Phạm Tường Nga lừa đảo.

Theo đơn trình báo, khoảng thời gian từ tháng 6-10.2019, khi tạm trú ở xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai, Nga tự xưng từng công tác tại Bộ Công an nên có nhiều mối quan hệ. Tin lời Nga, một số người đã đưa tiền để nhờ đối tượng này “chạy án”.

Trong đó, chị H trú quận Hoàng Mai, Hà Nội đã chuyển vào tài khoản của Nga 300 triệu đồng; anh H trú huyện Thanh Oai, Hà Nội đã chuyển vào tài khoản của đối tượng 170 triệu đồng và 150 triệu đồng viết giấy biên nhận.

Nhận tiền của các bị hại, Nga hứa lo cho người nhà các nạn nhân đang bị bắt giữ được tại ngoại. Sau nhiều lần hứa hẹn, Nga không thực hiện được cam kết, đã tìm cách chặn liên lạc của nạn nhân. Biết bị lừa, các nạn nhân đã có đơn trình báo cơ quan công an.

Tiếp nhận đơn trình báo, Công an huyện Thanh Oai đã tiến hành xác minh điều tra, làm rõ nhưng Nga đã rời khỏi địa bàn, không có tại nơi cư trú.

Cho đến thời điểm tháng 4, tại một ngôi chùa trên địa bàn xã Thanh Thùy, xuất hiện một người phụ nữ với chiếc đầu trọc và bộ y phục của người tu hành có đặc điểm nhận dạng rất giống Phạm Tường Nga.

Công an huyện Thanh Oai đã có công văn đề nghị Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội xác minh của vị “nữ sư” này.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội sau đó đã xác định Phạm Tường Nga chưa được giáo hội công nhận và có thể đã tự xuống tóc.

Sau đó, cơ quan chức năng đã triệu tập Nga lên trụ sở để làm rõ. Ban đầu cô ta không thừa nhận hành vi lừa đảo.

Theo hồ sơ, Nga trước khi tự cạo đầu đã có một doanh nghiệp dược mỹ phẩm mang tên mình. Nga còn mang danh một YouTuber, từng có màn livestream đối đáp gần 4 phút với bà Nguyễn Phương Hằng (đang bị tạm giam) liên quan đến ông Võ Hoàng Yên.

Có thể bạn quan tâm

Người dân cần liên hệ các kênh thông tin chính thống của BHXH Việt Nam để phòng tránh lừa đảo. Ảnh nguồn baohiemxahoi.gov.vn

Cảnh báo yêu cầu cung cấp thông tin bảo hiểm y tế để lừa đảo

(GLO)- Theo Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP. Hà Nội, thời gian gần đây, đơn vị nhận được phản ánh của một số cơ sở giáo dục trên địa bàn về việc một số đối tượng mạo danh gửi giấy mời đến phụ huynh yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân để thay đổi, bổ sung thông tin thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID.

Lãnh 9 năm tù vì hiếp dâm người dưới 16 tuổi

Lãnh 9 năm tù vì hiếp dâm người dưới 16 tuổi

(GLO)-Ngày 1-11, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và tuyên phạt bị cáo Rơ Mah K. (SN 2007, trú tại xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) 9 năm tù về tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”. Phiên tòa được tổ chức theo hình thức xét xử kín.