Sức sống mới ở Kon Chiêng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, xã Kon Chiêng (huyện Mang Yang) không chỉ hoàn thiện cơ sở hạ tầng mà tập trung phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Nhờ vậy, bộ mặt nông thôn của xã đang ngày càng khởi sắc

Xã Kon Chiêng cách trung tâm huyện Mang Yang khoảng 40km, là xã đặc biệt khó khăn với hơn 90% là người đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm qua, được Nhà nước đầu tư mọi mặt như: điện, đường, trường, trạm đến các mô hình sản xuất nông nghiệp đã giúp người dân tiếp cận và áp dụng đưa vào sản xuất, nâng cao thu nhập để từng bước vươn lên thoát nghèo. Theo đó, toàn xã hiện có 2.445 ha cây trồng các loại, trong đó, tập trung chủ yếu là cà phê, mía, cao su tiểu điền, cây ăn quả, lúa nước, mì và bắp.

Một góc trung tâm xã Kon Chiêng. Ảnh: Nguyễn Diệp

Một góc trung tâm xã Kon Chiêng. Ảnh: Nguyễn Diệp

Hơn 10 năm nay, ông Đinh Kuy (làng Ktu, xã Kon Chiêng) được nhiều người dân trong làng biết đến bởi chịu khó học hỏi những tiến bộ khoa học kỹ thuật, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Ông Đinh Kuy cho biết: Trước đây cuộc sống người dân nơi đây rất khó khăn, sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào phương pháp truyền thống là phát, đốt, chọc, tỉa. Vì vậy, đói nghèo, đeo bám quanh năm. Không những vậy, hệ thống giao thông đi lại cũng rất khó khăn, người dân muốn ra trung tâm huyện phải mất cả ngày mới đến nơi. Từ khi được Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng và hỗ trợ xây dựng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi nên bà con đã tiếp cận đưa vào sản xuất. Riêng gia đình ông, từ năm 2005, qua tìm hiểu quy trình kỹ thuật trồng cây hồ tiêu tại huyện Chư Sê nên đã quyết định đầu tư trồng mới 2.000 trụ tiêu. Đến khi cây hồ tiêu bước vào thu hoạch cũng là lúc giá hồ tiêu trên thị trường liên tục tăng cao từ 200-240 ngàn đồng/kg. Nhờ vậy, mỗi năm gia đình ông thu nhập từ 400-500 triệu đồng. Sau khi có nguồn vốn, gia đình ông đã đầu tư nuôi 60 con bò sinh sản và trồng thêm 4 ha mì. Nhờ vậy, hàng năm sau khi trừ chi phí, gia đình ông có thu nhập ổn định, có năm lên đến 800 triệu đồng.

“Sau khi vườn hồ tiêu chết nhiều, tôi đã phá bỏ để chuyển sang trồng gần 3 ha cà phê bằng giống mới năng suất, chất lượng cao và trồng xen canh thêm cây sầu riêng. Ngoài ra, tôi phá bỏ 2 ha bời lời chuyển sang trồng cao su tiểu điền. Hiện nay, sau khi trừ các khoản chi phí, bình quân mỗi năm gia đình tôi thu nhập hơn 300 triệu đồng”-ông Kuy nói.

Vườn cà phê trồng xen canh sầu riêng của ông Đinh Kuy. Ảnh: Nguyễn Diệp

Vườn cà phê trồng xen canh sầu riêng của ông Đinh Kuy. Ảnh: Nguyễn Diệp

Tương tự, bà Byen (cùng làng Ktu) cho hay: Sau khi tham gia các lớp tập huấn, gia đình bà trồng 2 ha cao su tiểu điền và đã cho thu hoạch từ nhiều năm nay với bình quân 20 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, gia đình bà còn trồng 4 sào hoa hòe, 2 ha mía và đã cho thu nhập ổn định. Hiện nay, từ sản xuất nông nghiệp của gia đình, mỗi năm trừ chi phí đầu tư, gia đình bà có thu nhập khoảng 300 triệu đồng. “Nhờ có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp nên tôi đã đầu tư lo cho 2 người con đang học Đại học tại TP. Hồ Chí Minh và TP. Quy Nhơn (tỉnh Bình Định). Vừa rồi, gia đình tôi còn đầu tư trồng mới thêm 3 ha cao su tiểu điền để phát triển kinh tế’’-bà Byen vui vẻ nói.

Bà Byen bên ruộng mía đang phát triển tốt. Ảnh: Nguyễn Diệp

Bà Byen bên ruộng mía đang phát triển tốt. Ảnh: Nguyễn Diệp

Thông tin từ UBND xã Kon Chiêng, đến nay xã đã đạt 8/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đối với, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, xã đang tích cực triển khai nhiều dự án hỗ trợ để người dân được thụ hưởng các chính sách của Nhà nước.

Ông Đinh Sang- Phó Chủ tịch UBND xã Kon Chiêng-cho biết: Những năm qua, được sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước, đời sống người dân trên địa bàn xã đã có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm qua từng năm. Số hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm xuất hiện ngày càng nhiều. Nhiều tuyến đường từ trung tâm xã, đường liên thôn và đường nội đồng đã được bê tông hóa, mạng lưới trường học được đầu tư xây dựng khang trang. Trong thời gian tới, UBND xã sẽ tiếp tục phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của huyện hướng dẫn người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững.

Tỉnh lộ 666 đoạn qua Trung tâm xã Kon Chiêng được hoàn thành đã thúc đẩy kinh tế- xã hội của xã phát triển. Ảnh: Nguyễn Diệp

Tỉnh lộ 666 đoạn qua Trung tâm xã Kon Chiêng được hoàn thành đã thúc đẩy kinh tế- xã hội của xã phát triển. Ảnh: Nguyễn Diệp

Trao đổi với P.V, ông Võ Minh Quang-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mang Yang-cho biết: Những năm qua, từ các nguồn đầu tư khác nhau, cơ sở hạ tầng xã Kon Chiêng đã ngày hoàn thiện. Đặc biệt, các chương trình, dự án hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã giúp bà con tiếp cận và áp dụng vào sản xuất, nâng cao thu nhập. Hiện nay, huyện đang tập trung thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia gồm: xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, đây là "điểm tựa" để người dân xã Kon Chiêng tiếp tục vươn lên thoát nghèo trong những năm tới.

Có thể bạn quan tâm

Phường Tây Sơn trao hơn 190 suất quà Tết cho hộ khó khăn và đối tượng yếu thế

Phường Tây Sơn trao hơn 190 suất quà Tết cho hộ khó khăn và đối tượng yếu thế

(GLO)- Ngày 10-1, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Tây Sơn (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với các ban ngành, đoàn thể và các nhà hảo tâm tổ chức chương trình “Tết ấm áp-Xuân Ất Tỵ 2025”, trao 190 suất quà Tết cho các hộ khó khăn và đối tượng yếu thế trên địa bàn.

Khai trương MB Smartbank Đak Đoa

Khai trương MB Smartbank Đak Đoa

(GLO)- Sáng 9-1, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB Bank) Chi nhánh Gia Lai khai trương hoạt động ngân hàng tự động (Smartbank) Đak Đoa tại số 289 Nguyễn Huệ (thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa).

Tặng sữa cho trẻ em nghèo, khuyết tật tại Đak Pơ

Tặng sữa cho trẻ em nghèo, khuyết tật tại Đak Pơ

(GLO)- Ngày 3 và 4-1, Hội Bảo trợ người khuyết tật và bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Gia Lai, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ em mồ côi huyện Đak Pơ phối hợp với Công ty sữa TH True Milk tổ chức chương trình trao tặng sữa bột dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khó khăn, trẻ em khuyết tật trên địa bàn huyện.

Tin buồn

Tin buồn

(GLO)- Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin:

Gia Lai công bố các thủ tục hành chính trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp, lưu thông hàng hóa

Gia Lai công bố các thủ tục hành chính trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp, lưu thông hàng hóa

(GLO)- UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 840/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 3 thủ tục hành chính mới, 2 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; 2 thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa trong nước.

Nghị định 178/2024 về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Nghị định 178/2024 về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(GLO)- Ngày 31-12-2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 178/2024 về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức “Bữa cơm công đoàn-Mừng Xuân, ơn Đảng”

Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức “Bữa cơm công đoàn-Mừng Xuân, ơn Đảng”

(GLO)- Tối 30-12, tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), Ban Chấp hành CĐCS Công ty TNHH Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức bữa cơm thân mật gặp mặt tất cả đoàn viên, người lao động với chủ đề “Bữa cơm công đoàn-Mừng Xuân, ơn Đảng” với phương châm tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết.