Sự khắc nghiệt của chuyển đổi số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mỗi cuộc cách mạng đều mang tới những thay đổi, đều thể hiện sự khốc liệt và khắc nghiệt theo một cách riêng. Cuộc cách mạng công nghệ số, với IoT (internet of things-internet vạn vật), với blockchain (chuỗi khối), với điện toán đám mây (cloud)… đang mạnh mẽ chiếm lĩnh rất nhiều lĩnh vực kinh doanh và xã hội. Như công nghệ blockchain, được xem là công nghệ “chìa khóa”, được dự đoán là sẽ ứng dụng rộng rãi trong khoảng 3-5 năm tới.

Công nghệ này không chỉ hữu ích trong kinh doanh mà còn giúp cho các cơ quan quản lý, thuế vụ hay hải quan, kiểm toán trong những công việc chính yếu của mình. Những “chuỗi-khối” sẽ liên kết với nhau, liên kết nhiều lĩnh vực, giúp công khai và minh bạch trong quản lý và chắc chắn sẽ ngăn ngừa tham nhũng một cách hiệu quả. Công nghệ này sẽ trợ giúp cho đạo đức xã hội và giúp cho sự liên kết xã hội trở nên hiệu quả hơn.

 

Ảnh internet
Ảnh internet

Nhưng mỗi cuộc cách mạng đều đòi hỏi sự thích ứng với nó, nếu không muốn bị đứng bên lề, bị bỏ qua, nhất là trong cách mạng công nghệ. Chưa bao giờ mà “xã hội học tập” lại cần thiết và mang tính cấp bách như bây giờ. Cách mạng công nghệ đòi hỏi cả xã hội phải học tập, phải nắm được những kỹ năng thiết yếu khi sử dụng công nghệ và phải sáng tạo dựa trên nền chuyển động của công nghệ.

Với những doanh nghiệp, cơ quan quản lý kinh tế, sự kết nối số hóa lại càng cấp thiết. Phải kết nối để làm ăn có hiệu quả hơn, để quản lý chặt chẽ hơn. Ví dụ như quản lý taxi Uber và Grab, nếu các cơ quan thuế vụ không kết nối với vận hành hoàn toàn dựa vào kỹ thuật số của 2 hoạt động taxi này thì không thể nào “thu đúng, thu đủ” thuế mà họ phải đóng. Thực tế đã cho thấy rõ điều đó. Vì thế, số hóa, hội nhập trong thế giới kỹ thuật số là chuyện bắt buộc, vì chính lợi ích và sự tồn tại của mình, trước khi vì ai khác.

Kinh nghiệm về sự xuất hiện và lan truyền chóng mặt của internet cho thấy, những ai bắt kịp với internet đều có cơ hội phát triển. Ngược lại, những ai không bắt kịp đều bị tụt hậu, không ở mặt này thì mặt khác. Khi những phương tiện của thế giới ảo được dùng hàng ngày trong thế giới thật, trợ giúp hiệu quả cho thế giới thật thì việc sử dụng thành thạo chúng là yêu cầu không thể khác.

Sự khắc nghiệt của chuyển đổi số thường đến trong thầm lặng. Đây là cuộc cách mạng không tiếng súng nhưng nó dữ dội hơn bất cứ cuộc cách mạng bạo lực nào trước đó. Những người lao động không kịp thích ứng sẽ có một ngày bỗng thấy mình bị gạt ra khỏi vị trí lao động bao năm nay. Cơ sự chỉ vì mình không chuẩn bị, không trang bị những kỹ năng để thích ứng với chuyển đổi số. Cả những doanh nghiệp, thậm chí doanh nghiệp lớn cũng vậy. Nếu những hãng taxi truyền thống không kịp chuyển đổi sang hệ thống quản trị số, hoạt động theo quy trình số hóa, sử dụng để tối ưu hóa hoạt động của mình, kết nối với khách hàng theo kiểu mà Uber hay Grab đang sử dụng, thì những hãng taxi ấy rất có nguy cơ bị phá sản.

Các cơ quan thuế vụ hay hải quan nếu không biết gia nhập mọi hoạt động của mình vào thế giới số, thế giới blockchain, thế giới IoT, thế giới điện toán đám mây (cloud)… thì chính họ sẽ mang lại những thiệt hại vô cùng lớn cho ngân sách nhà nước. Sự khắc nghiệt của chuyển đổi số còn nằm ở sự hoạt động của các cơ quan nhà nước, chính phủ hay các bộ ngành. Tất cả đều bắt buộc phải trở nên “thông minh”, nếu không muốn bị đào thải.

Trong sự chuyển đổi này, ngày càng hiện rõ vai trò lớn lao của những CEO (giám đốc điều hành), những nhà quản lý tài ba. Sự thích ứng tuyệt vời của họ trong thế giới số sẽ giúp cho những “block” (khối) mà họ điều hành không chỉ kết nối trơn tru trong “chain” (chuỗi) mà còn tạo nên những khác biệt đầy tính sáng tạo. Đó chính là vai trò của con người trong thế giới số.

Thanh Thảo

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai hiện có 6 nông hội thuộc lĩnh vực ngành, nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu ghè). Ảnh: Hà Duy

Đẩy mạnh phát triển mô hình nông hội để nâng chất lượng sản phẩm địa phương

(GLO)- Gia Lai hiện có 168 mô hình nông hội, trong đó, nhiều nông hội hoạt động hiệu quả đã góp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp đời sống hội viên được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển mô hình nông hội nên hoạt động thiếu hiệu quả.

Để kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm, Siêu thị Co.op Mart Pleiku đang triển khai nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn hỗ trợ người tiêu dùng mua sắm. Ảnh: V.T

Chủ động nguồn hàng phục vụ Tết

(GLO)- Nhằm bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa trên thị trường, không để xảy ra tình trạng khan hàng, tăng giá đột biến trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các doanh nghiệp tại Gia Lai đã chủ động nguồn hàng để phục vụ người tiêu dùng với mức giá bình ổn.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.