Sống ở rừng Cần Giờ - Kỳ 2: Gặp 'nữ hoàng tốc độ' của rừng Sác

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lúc chị Nguyễn Thị Loan (42 tuổi, thuộc phân khu 1, rừng phòng hộ Cần Giờ) chạy vỏ lãi ngời ngời ghé thăm, anh Tuấn 'mách' chị Loan được mệnh danh là một trong những 'nữ hoàng tốc độ' của rừng Sác.
Chị Nguyễn Thị Loan, một trong những
Chị Nguyễn Thị Loan, một trong những "nữ hoàng tốc độ" của rừng Sác. Ảnh: Phạm Thu Ngân
Khi mặt trời ló bên vạt rừng Sác, anh Trần Quốc Tuấn (Trưởng phân khu 1 thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ, TP.HCM) đưa tôi ghé thăm những cư dân rừng.
Trước lúc đi, ông Huỳnh Đức Hoàn, Trưởng ban quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ còn dặn dò chúng tôi cẩn thận, vì sợ khách không quen với cảnh ngồi vỏ lãi băng rừng.
Một chốt giữ rừng của người dân trên sông Dừa (rừng phòng hộ Cần Giờ). Ảnh: Phạm Thu Ngân
Một chốt giữ rừng của người dân trên sông Dừa (rừng phòng hộ Cần Giờ). Ảnh: Phạm Thu Ngân
Gặp "nữ hoàng tốc độ"
Cập bến của hộ anh Nguyễn Hoàng Phiên (39 tuổi, tổ trưởng tổ tự quản của phân khu 1 cũng là lúc chị Nguyễn Thị Loan (42 tuổi, thuộc phân khu 1) chạy vỏ lãi ngời ngời ghé thăm. Chưa kịp ngạc nhiên với cú "chặt cua" vỏ lãi ngọt nước của người phụ nữ rám nắng ấy, anh Tuấn đã "mách" chị Loan được mệnh danh là một những “nữ hoàng tốc độ” của rừng Sác. Hộ của anh Phiên có 4 người, giữ 109 ha rừng. Còn hộ của chị Loan có 5 người, nhận khoán 120 ha.
Vừa ghé nhà anh Phiên, chị Loan đã thấp thỏm lo thùng nước mà chị quên đậy lại sáng nay sẽ bị ong rừng hút hết. Chị Loan bảo: “Ngay cả ong cũng cần nước ngọt. Gia đình tôi có năm người, hồi đó khi chưa có ai lên bờ, có những tháng chúng tôi xài nhín lại chừng hai khối nước. Nếu thiếu nước thì mình giặt đồ, rửa chén bằng nước mặn sau đó tráng lại bằng nước ngọt”.
Ở rừng Cần Giờ, nước ngọt quý lắm.
Nơi bắt sóng điện thoại của gia đình chị Loan. Ảnh: Phạm Thu Ngân
Nơi bắt sóng điện thoại của gia đình chị Loan. Ảnh: Phạm Thu Ngân
Đến chiều tối, tôi về nhà chị Loan. Chị Loan sợ tôi buồn, đã quày quả bật tivi. Anh Lới, chồng chị, phủi lớp bụi trên cây quạt để cắm điện. Chị Loan kể nhà mới mua lại một tấm pin năng lượng mặt trời. Chưa kịp hết buồn vì thùng nước ngọt quên đậy, chị đã cười: “Giờ đã mượn được bồn nên em cứ tắm thoải mái, nhà chị còn 8 khối nước lận”.
Ngó ra thấy con vừa chạy vỏ lãi về, chị tặc lưỡi: “Tụi nó muốn cưới vợ, lên bờ thì chị vẫn ở đây chứ chị nhất quyết không lên bờ ở đâu. Về bờ thấy chán, mệt lắm. Về sông mới thấy khỏe...”.
Những cư dân giữ rừng phòng hộ Cần Giờ đã xài... pin năng lượng mặt trời. Ảnh: Phạm Thu Ngân
Những cư dân giữ rừng phòng hộ Cần Giờ đã xài... pin năng lượng mặt trời. Ảnh: Phạm Thu Ngân
Tôi cứ vụng về ngồi nghe, chị Loan cứ nói. Tiếng là "nữ hoàng tốc độ" vậy đó, nhưng chị Loan kể, hồi nhỏ, hễ cứ bước xuống xuồng là chị té. Chị kể nhà chị có 4 anh em nhưng họ đều lên bờ ở. Có mình chị theo ba đi làm nghề rừng ở Cần Giờ, rồi lấy chồng. Chồng chị, anh Nguyễn Văn Lới (quê Tiền Giang), lúc trước đi ghe sản xuất ở gần hộ ba chị (ông Nguyễn Văn Hoàng, giữ rừng từ năm 1993). Thấy anh chịu khó nên chị Loan đâm lòng cảm mến. Giờ chị đã sinh cho anh 3 người con. Hai trong ba đứa đã lên bờ để học hành, làm việc. Con trai thứ hai sống với chị, nhưng cũng hay lên bờ.
Giờ hai vợ chồng lủi thủi có nhau. Vậy chớ chị Loan khoe đã quen cảnh khuya nghe anh Lới gọi “Em ơi!” rồi hai vợ chồng chui trong đước, băng qua những đoạn rễ cao chằng chịt, lội sông đăng đáy, soi con ba khía...
Chị Loan đã quen cảnh khuya nghe anh Lới gọi “em ơi” rồi hai vợ chồng
Chị Loan đã quen cảnh khuya nghe anh Lới gọi “em ơi” rồi hai vợ chồng "lội sông đăng đáy, soi con ba khía...", nên "về bờ thấy chán, về sông mới khỏe". Ảnh: Phạm Thu Ngân
Khan hiếm nước ngọt
Ông Huỳnh Đức Hoàn cho biết: “Những hộ dân nằm sâu trong rừng nên khó khăn đầu tiên là nước ngọt. Thứ hai là phương tiện đi lại phụ thuộc vào vỏ lãi, dầu chạy họ phải tự chi. Xa khu đô thị nên thông tin liên lạc, sinh hoạt và sử dụng nhu yếu phẩm còn rất nhiều bất cập. Mỗi lần muốn đi chợ phải đi cả tiếng đồng hồ và phải đi hai người. Hơn thế, dù hầu như con của các hộ dân không ai bỏ học nhưng ba mẹ giữ rừng nên con cái phải gửi ông bà, không được ở gần ba mẹ”.
Người dân tận dụng nước mưa bằng máng xối
Người dân tận dụng nước mưa bằng máng xối "tự chế". Ảnh: Phạm Thu Ngân
Anh Phiên kể trước kia khi các hộ dân chưa được cấp bồn chứa, gia đình anh chỉ trữ được vài khối nước bằng cách chạy ghe đi mua hoặc chờ người đổi nước với giá trung bình là 150 ngàn/khối. Không những thế, chi phí dầu để chạy vỏ lãi, nhu yếu phẩm, bình ắc quy, tấm pin năng lượng mặt trời… các hộ dân đều tự trả.
“Điện trữ trong bình ắc quy, mình có thể xài ít nhiều tùy vào thời tiết nhưng thiếu nước thì không thể nào sinh hoạt được. Nay đã được cấp bồn chứa nên cũng có thể nhờ người ở sà lan đổ nước. Còn mùa mưa, mới dám trồng rau, làm giàn", anh Phiên kể.  
Các hộ dân giữ rừng Cần Giờ sử dụng năng lượng mặt trời, trữ điện vào các bình ắc quy để sinh hoạt hàng ngày. Ảnh: Phạm Thu Ngân
Các hộ dân giữ rừng Cần Giờ sử dụng năng lượng mặt trời, trữ điện vào các bình ắc quy để sinh hoạt hàng ngày. Ảnh: Phạm Thu Ngân
“Mùa khô, nước mình tắm còn không có lấy đâu trồng rau. Trước đây, có khi đang trồng rừng mà ghe chở nước đi ngang không về nhà lấy được, có người cứ chụp lấy mấy can đựng dính đầy sình rồi huơ tay xin nước. Không ai dám đổ bỏ giọt nào”, chị Loan nói thêm..
Anh Phiên chia sẻ: “Sau này nhận được nhiều sự hỗ trợ của ban quản lý, của các mạnh thường quân, các hộ dân giữ rừng Cần Giờ cũng giải quyết được phần khó khăn đó” (còn tiếp)
Theo Phạm Thu Ngân (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.