Sống bên nghĩa trang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày ngày ngửi mùi hương, nghe chiêng trống, kèn đám ma, tiếng than khóc ai oán. Chưa kể mùi hôi hám, tử khí từ nghĩa trang thỉnh thoảng xộc lên bay vào nhà... Đó là cuộc sống của khoảng 80 hộ dân sống gần khu vực nghĩa trang Hòa Sơn, Đà Nẵng.

Bao bọc giữa bốn bề núi, nghĩa trang Hòa Sơn (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) trải rộng mênh mông dưới lòng thung lũng thuộc thôn Hòa Khê, xã Hòa Sơn. Qua nhiều năm liên tiếp mở rộng, nghĩa trang này đã "nuốt" hết đất sản xuất của người dân và những mộ phần cũng ngày một tiến gần các ngôi nhà.

 

Nơi chôn cất người chết chỉ nằm cách nhà ông Vinh vài chục bước chân.
Nơi chôn cất người chết chỉ nằm cách nhà ông Vinh vài chục bước chân.

Kiếm sống từ những mộ phần

Buổi chiều trời âm u, gió thổi lạnh ngắt, bà Bùi Thị Thuận (tổ 5, thôn Hòa Khê) cặm cụi chặt mấy cành củi khô ai đó vứt thành đống giữa nghĩa trang. Dáng bà trông hom hem, khắc khổ hơn nhiều so với tuổi vừa 50.

Mấy que củi lớn được bà tận dụng mang về nấu bếp, những cành nhỏ hơn được xếp gọn vào một góc chờ đốt mộ tươi (mộ mới chôn - PV).

"Lớp trẻ bây chừ tứ tán xuống phố, vào khu công nghiệp làm công nhân. Đàn ông, phụ nữ còn sức khỏe thì đi công trình xây dựng, làm phụ hồ. Yếu đuối như tôi hằng ngày ra nghĩa trang xin thắp đèn, đốt củi, quét dọn mồ mả kiếm sống qua ngày.

Hôm nào may mắn được một hai trăm ngàn đồng, ngày thường chỉ được chừng vài chục ngàn thôi" - bà Thuận bộc bạch.

Chỉ mới hơn chục năm trước, thung lũng này còn là cánh đồng rộng lớn, nơi nuôi sống hàng trăm hộ dân Hòa Khê.

Bà Thuận chỉ tay về khu mộ mấp mô, bảo ngày trước nhà mình đất đai cả mẫu. Dù cuộc sống không phải sung túc gì, nhưng siêng năng cấy lúa trồng khoai cũng đủ nuôi sống vợ chồng và bốn đứa con ăn học.

Nay đất canh tác đã thành nghĩa trang, những người ở độ tuổi bà Thuận tỏ ra bất lực khi chọn cho mình một cái nghề kiếm sống. Khi có chủ trương quy hoạch nơi này thành nghĩa trang, cũng như nhiều gia đình khác, vợ chồng bà Thuận chấp hành bàn giao đất cho chính quyền.

"Hồi xưa gia đình nhượng cả mẫu đất làm nghĩa trang nhưng nhận được có bao nhiêu đồng đâu. Giải tỏa giai đoạn 2004-2005, đất sản xuất không có giấy tờ được hỗ trợ 3.000 đồng/m2. Đất có sổ đỏ thì áp giá cao hơn nhưng diện tích không nhiều.

Dân Hòa Khê khai phá, trồng trọt, sản xuất nơi này mấy đời nay không tranh chấp gì nên có ai để ý làm giấy tờ đất đâu!", bà Thuận nói.

Ở khu nhà đối diện, ông Phạm Vinh (60 tuổi, tổ 4, thôn Hòa Khê) bảo cũng bởi không có công ăn chuyện làm mà vài người mới nghĩ cách san ủi mấy vạt đất chân đồi bán cho các tộc họ làm nơi an táng, dù biết là sai quy định.

"Vừa rồi lãnh đạo thành phố lên kiểm tra nói làm vậy xâm phạm quy hoạch rồi cho dừng. Nhưng không làm thì biết sống bằng cái chi? Dân chúng tôi trước giờ sống nhờ nghề nông chứ có biết làm ăn buôn bán như nơi khác đâu.

Nghĩ cảnh già như tôi hằng ngày ra nghĩa trang giành giật nhau suất chăm mộ, đốt lửa, đổ cát lư hương cũng nhục lắm chứ!" - ông Vinh cảm thán.

 

Không có việc làm, hằng ngày bà Thuận ra nghĩa trang nhặt củi đốt mộ, dọn dẹp mồ mả kiếm tiền.
Không có việc làm, hằng ngày bà Thuận ra nghĩa trang nhặt củi đốt mộ, dọn dẹp mồ mả kiếm tiền.

Chờ di dời

Trời về chiều, không gian thôn xóm thêm vắng vẻ, đượm buồn. Ông Vinh ngồi trầm ngâm, đốt điếu thuốc rít từng hơi dài. Từ vách tường sau nhà ông, nếu lấy thước kéo chừng 20m đã đụng mộ mới.

Phần đất này được các tộc họ mua theo lô và vẫn còn nhiều ô trống chưa dựng mộ. Ông Vinh bảo đường ống dẫn nước sạch được lắp đặt cho dân sử dụng không mấy hiệu quả vì quá xa, chênh lệch độ cao lớn.

Mùa mưa còn có nước chảy, nhưng tới mùa nắng thì hầu như tắc tị.

"Ăn uống thì mua nước bình, nhưng tắm giặt vẫn phải xài nước giếng khoan, nước suối. Nhiều lần tiếp xúc cử tri, bà con yêu cầu cho giải tỏa bởi đất sản xuất lấy hết rồi mà để dân ở lại thì không còn công ăn việc làm, trong khi môi trường sống quá ô nhiễm.

Ngày ngày ngửi mùi hương, nghe chiêng trống, kèn đám ma, tiếng than khóc ai oán như vậy thực tình con cháu Hòa Khê không có điều kiện gì để phát triển tinh thần cả. Chưa kể mùi hôi hám, tử khí từ nghĩa trang thỉnh thoảng lại xộc lên bay vào nhà.

Dân chúng tôi buồn lắm nhưng không biết kêu ai cả. Lớp tôi già rồi chết cũng được, chỉ lo cho tương lai đám con cháu!" - ông Vinh nghẹn ngào.

 

Chưa thống nhất di dời

Ông Vũ Quang Hùng, giám đốc Sở Xây dựng TP Đà Nẵng, cho biết sở đã nhận được đề xuất giải tỏa di dời các hộ dân ở gần nghĩa trang phục vụ việc quy hoạch mở rộng giai đoạn 6 của huyện Hòa Vang.

Sở Xây dựng cũng đã có công văn đề nghị UBND TP Đà Nẵng cho phép giải tỏa di dời các hộ dân này. Tuy nhiên, UBND TP không thống nhất và còn yêu cầu địa phương giám sát, không để xảy ra xây dựng, chôn mộ trái phép tại khu vực.

Theo ông Hùng, hiện khu vực này đã tách thành rất nhiều thửa đất ở có giấy tờ. Do vậy, trong trường hợp có chủ trương mở rộng nghĩa trang sẽ gây khó khăn trong khâu giải tỏa đền bù và bố trí tái định cư.

Ông Phạm Đình Phi, phó chủ tịch UBND xã Hòa Sơn, cho biết hiện còn khoảng 80 hộ dân thuộc tổ 4 và tổ 5, thôn Hòa Khê sống gần khu vực nghĩa trang Hòa Sơn.

"Khi thu hồi đất, người dân đã được nhận tiền chuyển đổi ngành nghề nhưng do không tìm được việc làm phù hợp, nhiều người tiêu hết tiền giờ trở thành thất nghiệp. Người dân chủ yếu làm nghề chăm sóc, xây dựng mồ mả nhưng cũng không nhiều. Những người tuổi trung niên kiếm việc làm rất khó, rất nan giải.

Bây giờ nghĩa trang còn xây dựng thì còn có việc làm, chứ khoảng 10 năm tới diện tích lấp đầy thì chắc chắn hết việc. Vì vậy, chúng tôi có đề xuất giải tỏa trước 35 hộ ở gần nghĩa trang, nhưng có giải tỏa hay không phải chờ quyết định của thành phố" - ông Phi nói.

Tấn Lực/tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.