Sở GD-ĐT TP.HCM nói gì về 'đề nghị xóa bỏ ban đại diện cha mẹ học sinh'?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Tại họp báo tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM định kỳ, được tổ chức chiều qua, 3.10, Sở GD-ĐT TP.HCM có những phản hồi về nhiều ý kiến 'đề nghị xóa bỏ ban đại diện cha mẹ học sinh tại các trường phổ thông để tránh tình trạng lạm thu'.

Cha mẹ, thầy cô, xã hội cùng đồng hành giúp các học sinh có môi trường học tập tốt nhất
Cha mẹ, thầy cô, xã hội cùng đồng hành giúp các học sinh có môi trường học tập tốt nhất

Trước đó, cũng tại cuộc họp báo tình hình kinh tế - xã hội TPHCM chiều 26.9, PV Hoàng Khắc Linh, Báo Tiền Phong đặt câu hỏi: "Nhiều ý kiến đề nghị xóa bỏ ban đại diện cha mẹ học sinh lớp tại các trường phổ thông nhằm tránh tình trạng lạm thu và cấm học sinh sử dụng điện thoại trong trường học. Đề nghị Sở GD-ĐT cho biết quan điểm và giải pháp?".

Phản hồi bằng văn bản cho câu hỏi này, về "đề nghị xóa bỏ ban đại diện cha mẹ học sinh lớp tại các trường phổ thông", Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết:

"Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22.11.2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Điều lệ cha mẹ học sinh có quy định về nhiệm vụ và quyền của ban đại diện cha mẹ học sinh lớp tại Điều 4 Chương II. Về nhiệm vụ của ban đại diện cha mẹ học sinh lớp:

"a) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh; b) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp chuẩn bị nội dung của các cuộc họp cha mẹ học sinh trong năm học; c) Tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục học tập; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác".

Đồng thời, tại Điều 10 Chương II của Thông tư về Kinh phí hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh cũng quy định rõ nguồn kinh phí hoạt động và việc quản lý và sử dụng của ban đại diện cha mẹ học sinh.

Buổi họp báo tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM định kỳ
Buổi họp báo tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM định kỳ

Điều lệ thể hiện rõ: "4. Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học: a) Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện. b) Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh: Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường".

Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết: "Căn cứ Điều lệ, hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh là cần thiết, nhất là trong công tác phối hợp với nhà trường giáo dục toàn diện học sinh. Như vậy, các nhà trường cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22.11. 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo để mỗi cha mẹ học sinh đều hiểu rõ, hiểu đúng, từ đó phát huy được vai trò và nhiệm vụ của ban đại diện cha mẹ học sinh một cách tích cực và hiệu quả nhất".

Theo Thúy Hằng (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

(GLO)- Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức lễ tổng kết và trao giải Đại sứ văn hóa đọc năm 2024. em Bùi Phạm Thùy Linh-Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Kim Đồng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đã đạt giải nhì toàn quốc và giải “Truyện ngắn khuyến đọc hay nhất”.