Để ban đại diện thực sự là của phụ huynh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều năm nay, cứ đến hẹn lại lên, vào mỗi đầu năm học hay khi có vụ việc gì xảy ra thì dư luận lại yêu cầu bỏ ban đại diện cha mẹ học sinh. Và phần lớn các ý kiến đều đi theo hướng này.

Niềm tin vào ban đại diện cha mẹ học sinh (CMHS) vơi dần đi khi đề cập đến các khoản thu - chi không hợp lý, gây phân biệt, chia rẽ, không vì quyền lợi của số đông HS mà chỉ vì ý muốn của một nhóm người. Sự mất niềm tin này lớn đến mức lấn át hết những điểm tích cực vốn có của ban đại diện CMHS.

Theo Thông tư 55/2011 của Bộ GD-ĐT về điều lệ hoạt động, nhiệm vụ của ban đại diện CMHS lớp là "phối hợp với giáo viên (GV) chủ nhiệm lớp và các GV bộ môn tổ chức các hoạt động giáo dục HS; phối hợp với GV chủ nhiệm lớp chuẩn bị nội dung của các cuộc họp CMHS trong năm học; tham gia giáo dục đạo đức cho HS; bồi dưỡng, khuyến khích HS giỏi, giúp đỡ HS yếu kém, vận động HS đã bỏ học trở lại tiếp tục học tập; giúp đỡ HS nghèo, HS khuyết tật và HS có hoàn cảnh khó khăn khác". Nếu thực hiện đúng những nhiệm vụ này thì vai trò của ban đại diện CMHS rõ ràng hết sức cần thiết để cùng với nhà trường tạo môi trường học tập tốt đẹp hơn cho con em mình.

Không bàn đến những điều lớn lao, chỉ nhắc đến những việc hết sức nhỏ nhặt thôi, cũng thấy vai trò của ban đại diện CMHS. Khi HS tham gia các phong trào của trường, ban đại diện CMHS sẽ thay mặt các phụ huynh (PH) khác đồng hành, hỗ trợ HS cả về vật chất lẫn tinh thần. Các buổi tổng kết, sơ kết, liên hoan, khen thưởng… phần lớn đều do ban đại diện CMHS "chạy việc". Lớn hơn một chút, những ý kiến, đề xuất của HS, PH đến nhà trường, GV phần lớn cũng qua ban đại diện CMHS… Cũng có ý kiến cho rằng không có ban đại diện CMHS thì sẽ có PH khác thực hiện. Nhưng ai sẽ đảm nhận trong từng trường hợp cụ thể khi PH nào cũng bận bịu và không có trách nhiệm rõ ràng?

Tuy vậy, trên thực tế, ban đại diện CMHS cũng có vô số vấn đề. Trong đó nổi cộm là việc thu, chi không hợp lý, áp đặt, hành xử thiếu công bằng… Lúc bấy giờ ban đại diện không còn là cầu nối giữa PH và nhà trường mà trở thành "cánh tay nối dài" của nhà trường, không đại diện cho nguyện vọng và lợi ích của số đông PHHS… Lúc bấy giờ, nhắc đến ban đại diện CMHS, phần lớn PH chỉ nghĩ đến tổ chức đóng tiền và đứng về phía nhà trường.

Để tổ chức này thật sự là đại diện của CMHS, là tiếng nói của số đông PH, thực thi đúng vai trò ghi trong thông tư, điều lệ thì trách nhiệm cao nhất thuộc về hiệu trưởng. Nếu có bất kỳ sai sót gì của ban đại diện CMHS thì hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm chứ không thể nói không liên can, không biết… Làm được điều này, ban đại diện CMHS sẽ thật sự trở về là tiếng nói của PH.

Với những PH khi được tin cậy là đại diện PH của trường, của lớp cần thực hiện công tâm, dân chủ, vì quyền lợi thật sự của HS. Các PH khác cũng cần góp tiếng nói phản biện, đấu tranh mạnh mẽ trước những sai trái, tiêu cực, bất công nếu có của tổ chức này.

Để ban đại diện CMHS trở về đúng vai trò của mình, cần lắm trách nhiệm và sự chung tay của toàn thể PH.

Theo Thiên An (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Những ngày qua, chúng ta xót xa trước hậu quả thảm khốc của bão số 3. Cả đất nước đang chung tay, chung lòng chia sẻ mọi thứ có thể với mong muốn đồng bào nơi bão đã đi qua sẽ vơi chút gì đau thương và đứng lên tái thiết cuộc sống của chính mình.
Thời điểm then chốt

Thời điểm then chốt

Cơn bão số 3 vừa qua gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho nhiều tỉnh, thành miền Bắc. Báo cáo của các doanh nghiệp (DN) và hiệp hội cho thấy mức độ thiệt hại đối với tài sản và hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhiều DN là rất nặng nề, ước tính hàng ngàn tỉ đồng.
Không thể cuốn trôi…

Không thể cuốn trôi…

Cơn bão số 3 hoành hành, nhiều tỉnh miền Bắc chìm trong biển nước. Sau mưa bão, hàng trăm người đã ra đi mãi mãi, có những gia đình bơ vơ không còn nhà cửa, phải sống tạm bợ.
Làm gì để vượt qua 'hoàn lưu' kinh tế sau thiên tai?

Làm gì để vượt qua 'hoàn lưu' kinh tế sau thiên tai?

Tổng cục Thuế vừa gửi văn bản đến 26 cục thuế địa phương thuộc 26 tỉnh, thành phố phía Bắc và Thanh Hóa, nêu rõ người dân, DN bị thiệt hại do bão số 3 được miễn, giảm, gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng (VAT), tiêu thụ đặc biệt, tài nguyên và sử dụng đất phi nông nghiệp. 
Dân cần gì sau bão lũ?

Dân cần gì sau bão lũ?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới khái toán, bão số 3, lũ “quét” bay 40.000 tỷ đồng. Nếu quy ra khoản đầu tư xây dựng đường cao tốc - hạng mục mà đất nước ta đang tập trung nhất, bão lũ đã lấy đi 215 km đường cao tốc (tính theo đơn giá 186 tỷ đồng/km).
Đứng lên sau thảm họa Yagi

Đứng lên sau thảm họa Yagi

(GLO)- Phải quyết liệt thực hiện các giải pháp khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (Yagi) và lũ lụt ở các tỉnh phía Bắc để nhanh chóng ổn định đời sống người dân; đồng thời triển khai khẩn trương, đồng bộ các giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh, giữ vững mục tiêu tăng trưởng của năm 2024.

Từ thiện minh bạch

Từ thiện minh bạch

Việc Ủy ban T.Ư MTTQ VN công bố sao kê cụ thể số tiền người dân và các nhà hảo tâm, tổ chức, doanh nghiệp ủng hộ đồng bào bị bão lụt đã thực sự tạo ra một 'cơn bão' trên mạng xã hội.
Đừng câu like trên sự đau thương

Đừng câu like trên sự đau thương

Những ngày qua, công an các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh và một số địa phương khác đã làm việc, xử phạt nhiều người vì dùng tài khoản mạng xã hội đăng tin sai sự thật về tình hình mưa lũ và những thiệt hại gây ra.
Chia sẻ đúng, hành động đúng

Chia sẻ đúng, hành động đúng

Vào thời điểm này, người dân cả nước đều hướng trái tim về miền Bắc. Mọi người đều mong muốn được chung tay sẻ chia cùng đồng bào đang hoạn nạn, nhưng chúng ta cũng nên hiểu và thực hiện đúng những quy định, nguyên tắc để có thể đảm bảo an toàn.