Sở GD-ĐT TP HCM: Tin nhắn 'bắt, lập biên bản giáo viên dạy thêm' đang lan truyền là giả mạo

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Sở GD-ĐT TP HCM đã chuyển thông tin về tin nhắn giả mạo, mạo danh này đến Công an Thành phố để xác minh.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Hồ Tấn Minh, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT TP HCM, cho biết hiện nay, trên mạng xã hội có thông tin về chỉ đạo của sở liên quan việc dạy thêm, học thêm. Sở GD-ĐT chính thức thông báo đây là tin nhắn giả mạo, có khả năng nhằm thu thập thông tin trái quy định.

"Sở GD-ĐT đã chuyển thông tin về tin nhắn giả mạo, mạo danh sở đễn Công an Thành phố để xác minh sự việc" - ông Minh cho hay.

Theo người phát ngôn Sở GD-ĐT, sở đề nghị các trường và giáo viên không cung cấp thông tin theo nội dung tin nhắn giả mạo đang lan truyền. Nhà trường hay giáo viên có thông tin cụ thể về tin nhắn nói trên, báo về Sở GD-ĐT để sở cung cấp cho công an xử lý theo quy định.

Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT cũng nhấn mạnh khi có chỉ đạo sở sẽ ban hành văn bản hành chính theo quy định.

Trước đó, từ chiều 7-11, nhiều lãnh đạo trường học trên địa bàn quận 1, TP HCM nhận được đoạn tin nhắn gửi qua zalo, do lãnh đạo Phòng GD-ĐT quận chuyển đến.

Tin nhắn có nội dung: “Sở GD-ĐT đề nghị các Phòng GD-ĐT báo cáo về tình hình các trường tiểu học, THCS theo yêu cầu cụ thể như sau: Theo dõi sát sao địa bàn từng nhiệm vụ, bắt và lập kiểm điểm các hành vi giáo viên dạy ngoài giờ, đi kèm theo hình ảnh dẫn chứng cụ thể của trường nào, ở đâu, tại địa điểm nào, thời điểm nào, lập biên bản báo cáo về Sở GD-ĐT. Rà soát tình hình dạy thêm học thêm trên địa bàn".

Nội dung thông tin trên đã khiến nhiều giáo viên bức xúc.

Theo Đặng Trinh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Phiên tòa giả định tuyên truyền phòng-chống sử dụng ma túy cho học sinh Trường THCS Trưng Vương

Phiên tòa giả định tuyên truyền phòng-chống sử dụng ma túy cho học sinh Trường THCS Trưng Vương

(GLO)- Ngày 9-11, tại Trường THCS Trưng Vương (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Liên Chi đoàn Tòa án nhân dân-Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Pleiku phối hợp cùng Đoàn Cơ sở Công an TP. Pleiku và Liên đội Trường THCS Trưng Vương tổ chức phiên tòa giả định với chủ đề “Ma túy-nỗi đau của mọi người”.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.

Bằng tình yêu nghề, mến trẻ nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cô Ksor H'Hiền vẫn quyết tâm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Vũ Chi

Ksor H'Hiền: Gia cảnh khó khăn vẫn quyết tâm gắn bó với bục giảng

(GLO)- Mặc dù đời sống giáo viên đã được cải thiện nhiều so với trước đây, song vẫn còn những trường hợp thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hợp đồng đang phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Cô giáo Ksor H’Hiền (tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là một trường hợp như thế.

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.

Sắp có khung năng lực số cho người học

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người học có được năng lực số phù hợp với từng cấp học bậc học.