Siết chặt quản lý giống cây trồng, vật tư nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nên hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng và vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện Chư Sê (Gia Lai) có những chuyển biến tích cực.
 Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện. Ảnh: Trần Dung
Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện. Ảnh: Trần Dung
Chư Sê hiện có khoảng 298 cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây trồng và vật tư nông nghiệp. Để đảm bảo chất lượng giống cây trồng và vật tư nông nghiệp, đoàn kiểm tra liên ngành của huyện thường xuyên tổ chức kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Kết quả các đợt kiểm tra cho thấy, đa số các cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây trồng và vật tư nông nghiệp thực hiện đầy đủ các quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh và đảm bảo chất lượng, tạo được niềm tin cho nông dân.
Năm 2017, đoàn kiểm tra liên ngành của huyện đã tiến hành kiểm tra, đánh giá, phân loại kiểm tra định kỳ đối với 130/298 cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây trồng và vật tư nông nghiệp. Riêng 6 tháng đầu năm 2018, đoàn đã tổ chức 2 đợt thanh-kiểm tra và xử phạt hành chính 1 cơ sở vi phạm về địa điểm kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa phù hợp với từng loại cây trồng, từng cấp giống.
Theo ông Nguyễn Văn Thương-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê, thời gian qua, các vụ vi phạm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh giống cây trồng và vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu nhỏ lẻ. Đến thời điểm hiện tại chưa phát hiện có các loại vật tư nông nghiệp giả và kém chất lượng lưu hành trên địa bàn. “Chúng tôi thường xuyên tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra về điều kiện sản xuất, kinh doanh tại các cơ sở như: cơ sở vật chất, trang-thiết bị; nguồn nhân lực, chương trình quản lý chất lượng; tiêu chuẩn, quy chuẩn và ghi nhãn hàng hóa đang áp dụng… Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, tổ chức đoàn thể, người sản xuất, người tiêu dùng và các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền, ngăn chặn hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng”-ông Thương cho biết. 
Người dân yên tâm sản xuất khi chất lượng vật tư nông nghiệp đảm bảo. Ảnh: Trần Dung
Người dân yên tâm sản xuất khi chất lượng vật tư nông nghiệp đảm bảo. Ảnh: Trần Dung
Trên thực tế, hầu hết các cơ sở kinh doanh giống cây trồng và vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện đã thực hiện đầy đủ các quy định về điều kiện kinh doanh: có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có địa điểm kinh doanh, biển hiệu, kho chứa hàng, tủ bán hàng, thiết bị phòng cháy chữa cháy, đảm bảo vệ sinh môi trường và lưu hồ sơ, giấy tờ liên quan đến công bố chất lượng hàng hóa của nhà sản xuất theo quy định; hàng hóa được đóng gói bao bì, nhãn mác ghi ngày sản xuất, thời hạn sử dụng và các thông tin khác theo quy định của pháp luật. Các cơ sở cũng nhanh chóng khắc phục những lỗi còn mắc phải sau khi được đoàn kiểm tra liên ngành nhắc nhở. Ông Hoàng Xuân Tài-chủ cơ sở kinh doanh giống cây trồng tại chợ trung tâm huyện-cho biết: “Sau khi đoàn kiểm tra liên ngành xử phạt hành chính, tôi đã rút kinh nghiệm, đồng thời có biện pháp khắc phục ngay. Theo đó, tôi đã bố trí địa điểm kinh doanh đúng theo quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh giống cây trồng”.
Đề cập đến những nhiệm vụ chủ yếu trong thời gian tới, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê cho biết thêm: “Chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát các cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề và sẽ tổ chức tập huấn kiến thức chuyên môn cho các đối tượng kinh doanh thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành quy định của pháp luật về lĩnh vực vật tư nông nghiệp, đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa. Đồng thời, tham mưu UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của người dân, phát huy vai trò giám sát của cộng đồng để góp phần hạn chế tình trạng vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn”.
Trần Dung

Có thể bạn quan tâm

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

Ấm no theo những vườn cao su Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

(GLO)- Cây cao su có mặt trên đất Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cây cao su mới được trồng với diện tích lớn. Dù trải qua nhiều thăng trầm về giá cả nhưng cao su vẫn là cây trồng chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo trên cao nguyên.
Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang mang về hàng tỷ USD lợi nhuận, nhưng các chuyên gia cảnh báo, tình trạng bán sầu riêng non, chạy theo số lượng - bỏ chất lượng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cả ngành hàng rất tiềm năng và lợi thế này.
Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

(GLO)- Từ chỗ chăn thả rông trên núi, đến nay, 100% đàn bò của xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã được nuôi nhốt trong chuồng. Việc nuôi nhốt giúp đàn bò được chăm sóc tốt hơn, người dân lại tận thu được nguồn phân bón và tránh được tình trạng mất trộm.