Săn trứng kiến kiếm tiền triệu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ở Quảng Nam, kiến đóng tổ rất nhiều trong rừng keo tràm, mỗi ngày thợ săn tìm đến lấy trứng đem bán kiếm tiền triệu.
 

Những năm gần đây, ở Quảng Nam phát triển nghề trồng cây keo tràm.

Rừng keo tràm là nơi kiến tìm đến đóng tổ trên ngọn cây, nhiều người dân địa phương đã kiếm thêm bằng nghề lấy trứng kiến.

 

Để lấy được trứng kiến, người dân dùng sào tre dài chừng 6 mét, phía trên vót nhọn, gắn bao tải. "Kiến bò rất nhanh nên phải làm gọn gàng. Nếu chậm chạp sẽ bị kiến đốt sưng khắp người", anh Linh - một thợ săn trứng kiến cho hay.
 

Mỗi khi đi săn, cây sào được anh dựng chéo góc với tổ kiến rồi đưa vào chọc thủng nơi kiến ở, nhằm tránh kiến rơi trúng người, sau đó lắc mạnh cho trứng rơi vào bao. Còn kiến rơi xuống cách xa người đến vài mét.
 

Theo anh Linh, đây là loại kiến ngựa, "tổ nào to, lá xanh, cành cây sà xuống thì nhiều trứng, còn tổ nào lá khô ít trứng, bình quân mỗi tổ chỉ được khoảng vài chục gram trứng kiến".
 

Nghề săn trứng kiến có thể giúp kiếm thêm tiền triệu mỗi tháng, nên nhiều người theo học anh Linh. "Tuy nhiên đi được vài bữa, họ lại bỏ vì bị kiến cắn đau quá", anh nói.
 

Chọc xong tổ, thợ săn dùng bột năng bỏ vào bao tải. Thứ bột này sẽ đuổi kiến đi, đồng thời giữ những con non nằm lại.
 

Thợ săn đổ bao tải ra thau nhựa để đuổi kiến lấy trứng. Trứng kiến có màu trắng đục, to bằng hạt gạo.
 

Những con kiến đã bám vào trứng thường bám rất chắc, không chịu bò ra ra khỏi trứng. Thợ săn phải dùng que kiên nhẫn xua đuổi kiến bò ra khỏi thau nhựa.
 

Thời điểm tháng 2 và 3 Âm lịch, kiến sinh sản nhiều, mỗi ngày lấy được 5-6 kg, các tháng còn lại ít hơn. Giá trứng kiến khoảng 200.000 đồng/kg.

Săn hết khu rừng này, anh Linh mang đồ nghề di chuyển đến khu rừng khác.

 

"Việc săn trứng kiến chỉ làm được vào buổi sáng, bởi đây là khoảng thời gian kiến hiền, còn trưa nắng, nhiệt độ cao kiến rất hung dữ", anh nói.

Theo Vnexpress

Có thể bạn quan tâm

Đốn hạ rừng phòng hộ để săn ươi

Đốn hạ rừng phòng hộ để săn ươi

Với tính đặc thù và sự khan hiếm nên giá ươi luôn 'nhảy múa' theo mùa vụ. Giá cao khiến ngày càng đông người vào rừng săn ươi, dẫn đến tình trạng khai thác theo kiểu tận diệt, đốn hạ cây ươi để lấy quả, ảnh hưởng nghiêm trọng công tác bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên ở H.Bù Đăng (Bình Phước).
Đốn hạ rừng phòng hộ để săn ươi: Đánh dấu để tỉa cành, chặt hạ

Đốn hạ rừng phòng hộ để săn ươi: Đánh dấu để tỉa cành, chặt hạ

Cứ mỗi độ vào mùa, người dân lại đổ xô vào rừng săn lùng quả ươi. Để xí phần, nhóm người săn ươi đánh dấu bằng cách dùng dao, rựa chặt vạt tạo vết trên thân cây hoặc xịt sơn làm ký hiệu; và hầu hết cây ươi bị đánh dấu này đều chung số phận bị chặt hạ, tỉa cành để khai thác ươi.
'Bà tiên' gieo hy vọng

'Bà tiên' gieo hy vọng

Đã bước sang tuổi 82 nhưng hằng ngày bác sĩ Đỗ Thúy Nga vẫn làm việc tại Trung tâm Hy Vọng - nơi gần 60 em nhỏ khuyết tật trí tuệ đang được bà và các cô giáo chữa lành, khắc phục dần khiếm khuyết của các em.
Lời ru chim yến…

Lời ru chim yến…

Tôi vẫn tin một quy luật mặc định với những ai có cuộc sống gắn với tồn sinh của tự nhiên, rằng không quý không yêu, không trân trọng tử tế với thiên nhiên, thì cái giá trả không rẻ.