Săn lùng các đội tàu sát thủ đại dương - Kỳ 6: Nô lệ trên biển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Họ bị ép làm việc 18 tiếng/ngày, có khi liên tục 2 ngày không nghỉ. Hợp đồng ghi lương 300 USD/tháng nhưng chỉ nhận được 42 USD/tháng, hộ chiếu bị thuyền trưởng giữ... Chưa kể, tàu cá Trung Quốc còn có dấu hiệu khai thác thủy sản bất hợp pháp.
Cảnh sát khu vực Đông Java (Indonesia) bắt giữ hai người của Công ty PT Mandiri Tunggal Bahari. Nạn nhân Herdiyanto được công ty này đưa xuống tàu cá Trung Quốc và đã chết ngày 16-1 - Ảnh: Jatengdaily.com
Cảnh sát khu vực Đông Java (Indonesia) bắt giữ hai người của Công ty PT Mandiri Tunggal Bahari. Nạn nhân Herdiyanto được công ty này đưa xuống tàu cá Trung Quốc và đã chết ngày 16-1 - Ảnh: Jatengdaily.com
Đánh bắt bất hợp pháp và tình trạng thực tế về nô lệ thời hiện đại trên biển là hai mặt của một vấn đề. Chúng đan xen với nhau.
Tổ chức GREENPEACE Indonesia
Eko Suyanto (26 tuổi, người Indonesia) cùng đồng hương Hamdan xuống tàu cá của Công ty Trung Quốc Xianggang Xinhai Shipping làm việc từ tháng 11-2019.
Bốn tháng sau, do Eko bị tai nạn lao động còn Hamdan bị thoát vị bẹn, tàu cá Trung Quốc sang tay hai người cho tàu cá Pakistan. Hôm 22-5 vừa qua, Eko chết trên tàu. Thi thể được đưa về Bệnh viện Karachi.
Mạng người như cỏ rác giữa biển khơi
Hamdan báo tin cho tổ chức Quan sát đánh cá tận diệt (DFW) của Indonesia. Anh cho biết họ phải làm việc hơn 12 tiếng/ngày. Eko dù đau tay nhưng không được nghỉ. Tiền lương 300 USD/tháng cũng chẳng thấy đâu.
Bộ Ngoại giao Indonesia đang phối hợp với cảnh sát điều tra cái chết này.
Từ cuối năm 2019 đến nay đã có sáu thuyền viên Indonesia làm việc cho tàu cá Trung Quốc thiệt mạng.
Ngày 16-1-2020, thuyền viên Herdiyanto chết trên tàu cá Lu Qing Yuan Yu 623. Cảnh sát Indonesia chỉ biết tin và mở cuộc điều tra sau khi mạng xã hội phát hình ảnh thi thể Herdiyanto được thủy táng trên biển Somalia hôm 23-1.
Sự việc đau lòng hơn xảy ra trên tàu cá của Công ty Dalian Ocean Fishing. Đầu tháng 5-2020, công ty này đã bị kiểm tra sau khi có tin bốn thuyền viên Indonesia chết do bị ngược đãi trên các tàu Long Xing 629, Long Xing 802, Long Xing 605 và Tian Yu 08.
Bốn thuyền viên Indonesia làm việc trên tàu Long Xing 629 từ đầu năm 2019. Người đầu tiên thiệt mạng hôm 21-12-2019. Vài ngày sau người thứ hai chết sau khi chuyển sang tàu Long Xing 802.
Cuối tháng 3, các thuyền viên Indonesia được chuyển sang hai tàu Long Xing 605 và Tian Yu 08. Người thứ ba chết khi tàu Tian Yu 08 trên đường vào cảng Busan (Hàn Quốc).
Do sợ lây nhiễm, ba thi thể được thủy táng ngay dù hợp đồng quy định chủ tàu phải đưa thi thể hồi hương. Người thứ tư chết trong thời gian cách ly sau khi tàu đến Hàn Quốc. Kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19.
Tổ chức phi lợi nhuận Quỹ Công lý môi trường (EJF) của Anh đã tiến hành điều tra và khẳng định các tàu cá Trung Quốc đã ngược đãi lao động và vi phạm đánh bắt IUU (đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định).
Các thuyền viên Indonesia kể trước khi qua đời, các nạn nhân đồng hương đều bị sưng mình, đau ngực, khó thở kéo dài nhưng thuyền trưởng không cho tàu vào cảng.
Họ bị ép làm việc 18 tiếng/ngày và có khi liên tục hai ngày không nghỉ. Họ phải uống nước nhiễm mặn trong khi thuyền viên Trung Quốc uống nước đóng chai.
Hợp đồng ghi lương 300 USD/tháng nhưng họ chỉ nhận được 42 USD/tháng. Ba tháng lương đầu bị giữ lại để khấu trừ phí tuyển dụng và tiền thế chân. Hộ chiếu của họ đều bị thuyền trưởng giữ.
Ngoài hành vi vi phạm hợp đồng lao động, cách thức trả lương như thế là dấu hiệu của lao động cưỡng bức. Ngoài ra, tàu cá Trung Quốc còn có dấu hiệu khai thác thủy sản bất hợp pháp.
Tàu Long Xing 629 rời Trung Quốc vào giữa tháng 2-2019 đến vùng biển Samoa, sau đó đánh bắt suốt 13 tháng mà không mang cá vào bờ. Đây là dấu hiệu chuyển tải thủy sản mờ ám (chuyển cá sang các tàu khác và nạp thêm nhiên liệu, thực phẩm).
Tàu đăng ký là tàu câu vàng (đánh bắt bằng dây dài hàng chục kilomet gắn hàng ngàn lưỡi câu có mồi, một kỹ thuật đánh bắt tận diệt) nhưng thực tế tàu chỉ chú trọng bắt cá mập lấy vây. Mỗi ngày tàu bắt được hơn 20 con.
Lúc rời tàu, các thuyền viên mang theo 16 hộp chứa đầy vây cá mập, mỗi hộp nặng 45kg. Ảnh chụp và video cho thấy tàu đã đánh bắt một số loài cá mập có nguy cơ tuyệt chủng như cá mập đầu búa, cá mập vây trắng đại dương.
Tàu Hàn Quốc Oyang 70 chìm xuống biển - Ảnh: stuff.co.nz
Tàu Hàn Quốc Oyang 70 chìm xuống biển - Ảnh: stuff.co.nz
Thảm kịch tàu cá Hàn Quốc Oyang 70
Trung tuần tháng 9-2019, tác phẩm Đại dương hoang dã - Những tội ác không bị trừng phạt, nô lệ, bạo lực, đánh bắt bất hợp pháp của nhà báo điều tra Ian Urbina người Mỹ được xuất bản ở Pháp. Cùng lúc đó, tác phẩm Đại dương ngoài vòng pháp luật: Tội ác và sống sót ở biên giới hoang dã cuối cùng của anh được phát hành ở Anh.
Ian Urbina chua chát nhận định: "Đại dương thực sự là một khu vực vô pháp... Nếu biển là bầu trời tự do cho một số người thì cũng có thể là nhà tù cho nhiều người khác". Một bằng chứng được nêu trong sách của Ian Urbina là thảm kịch tàu cá Hàn Quốc Oyang 70.
Đêm 14-8-2010, thuyền trưởng Shin Hyeon-gi người Hàn Quốc 42 tuổi điều khiển con tàu sắt gỉ sét Oyang 70 dài 74m của công ty Hàn Quốc Sajo Oyang rời cảng New Zealand đến ngư trường cách đó 400 hải lý. Trên tàu có 51 thuyền viên, trong đó có 36 người Indonesia.
Ba ngày sau tàu đến nơi và thả lưới.
3h sáng ngày 18-8-2010, nước vào buồng máy do mẻ lưới quá đầy làm tàu chìm xuống. Các thuyền viên đề nghị cắt lưới nhưng Shin gạt phắt.
Nếu thay lưới phải tốn 150.000 USD, chưa kể 100 tấn cá trong lưới và hơn 5 tấn cá trong hầm trị giá trên 20.000 USD. Để mất mẻ lưới đầy cá này, thuyền trưởng chỉ còn nước bị sa thải.
Lưới bồng bềnh đột ngột trượt sang một bên kéo tàu nghiêng 15 độ. Nước ồ ạt tràn vào. Máy bơm tắt ngúm.
4h sáng, máy trưởng khóc lóc van xin Shin cắt lưới. Cuối cùng Shin nhượng bộ nhưng đã quá trễ. Hỗn loạn xảy ra. Những người cuối cùng rời tàu nhìn thấy Shin ôm cây sào lẩm bẩm gì đó bằng tiếng Hàn và khóc nấc.
Tàu cá Amaltal Atlantis của New Zealand cứu được 45 người. 5 thuyền viên thiệt mạng. Thuyền trưởng mất tích.
Vụ chìm tàu đăng trên trang nhất các báo New Zealand với nhiều chỉ trích. Các thuyền viên không được đào tạo đầy đủ. Tàu hoạt động đã 38 năm trong khi tuổi thọ bình quân tàu đánh bắt xa bờ Hàn Quốc là 29 năm. Tàu vi phạm hàng loạt quy định nhưng vẫn được phép ra khơi.
Tám tháng sau, 32 thuyền viên Indonesia trốn khỏi tàu cá Oyang 75 (cũng của Công ty Sajo Oyang) ẩn náu trong nhà thờ ở Lyttelton.
Lời khai của họ phơi bày cuộc sống địa ngục trên tàu. Máy trưởng đánh vỡ mũi một lao động va phải. Sĩ quan đánh mù mắt một lao động khác. Thuyền viên cãi lời bị giam trong phòng lạnh hoặc bị buộc ăn mồi cá thối. Ca làm việc kéo dài 20 tiếng, đôi lúc 48 tiếng.
Theo điều tra của Christina Stringer và Glenn Simmons ở Đại học Auckland (New Zealand), thuyền viên phải ăn thức ăn lẫn bọ chết, ngủ trên nệm đầy rệp, mang ủng, áo và găng rách mướp, giặt quần áo bằng nước biển trong túi chế biến cá.
Dù điều kiện lao động tồi tệ nhưng các lao động Indonesia không thể bỏ đi vì họ đã rơi vào bẫy. Họ ký hợp đồng bằng tiếng Anh mà không hiểu gì. Lương mất đứt 30% do đại lý tuyển dụng trừ nhiều khoản phí trời ơi như chênh lệch ngoại tệ, phí chuyển nhượng, phí kiểm tra sức khỏe.
Họ phải chi 175 USD thù lao và thế chấp bằng giấy tờ nhà đất, giấy tờ xe, chứng chỉ tốt nghiệp. Nếu ngưng hợp đồng, họ cũng không thể xin việc vì không có giấy tờ.
Cuối tháng 5-2020, Hiệp hội Các nhà sản xuất cá ngừ đông lạnh cỡ lớn (OPAGAC) ở Tây Ban Nha đã kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) xem xét lại vấn đề nhập khẩu thủy sản từ Trung Quốc sau cái chết của bốn thuyền viên Indonesia.
Theo Công ước số 188 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), EU phải bảo đảm người tiêu dùng không ăn cá đánh bắt từ tàu sử dụng lao động nô lệ hoặc không tuân thủ các điều kiện xã hội và mức lương tối thiểu.
Hai tổ chức phi lợi nhuận Quỹ Công lý môi trường (EJF) ở Anh và Những người bảo vệ luật lợi ích công cộng (APIL) ở Hàn Quốc cũng đã kêu gọi Trung Quốc và quốc tế điều tra về hoạt động đánh bắt IUU của các đội tàu thuộc Công ty Dalian Ocean Fishing.
--------------------
Các nhóm tội phạm xuyên quốc gia không bỏ qua hoạt động đánh bắt xa bờ. Chúng sử dụng đủ mọi mánh khóe như lợi dụng chế độ "treo cờ thuận tiện", chuyển tải thủy sản.
Kỳ cuối: "Mafia" đại dương
Theo HOÀNG DUY LONG (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.