Sân chơi sáng tạo cho tuổi trẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Với mục đích góp phần phát triển phong trào “Sáng tạo trẻ”, đồng thời khuyến khích đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên xây dựng ý tưởng khởi nghiệp, cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp” lần thứ I năm 2017 đã được Tỉnh Đoàn và Hội Doanh nhân trẻ tỉnh triển khai rộng rãi trên địa bàn tỉnh ta.

Ban tổ chức tặng hoa cho các thí sinh có ý tưởng vào vòng chung khảo. Ảnh: T.B
Ban tổ chức tặng hoa cho các thí sinh có ý tưởng vào vòng chung khảo. Ảnh: T.B
Bà Võ Thị Tuyết Hà-Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Song Long Khánh Hòa, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ, thành viên Ban giám khảo cuộc thi: “Cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp” đã tạo cơ hội cho đoàn viên, thanh niên có cơ hội trình bày, phát triển các ý tưởng, sản phẩm sáng tạo của mình. Nhiều dự án được đầu tư kỹ cả về nội dung và thuyết trình. Các ý tưởng được lựa chọn tại vòng 2 sẽ tham gia thuyết trình trước các nhà đầu tư, doanh nghiệp; các dự án đạt giải sẽ được hỗ trợ kinh phí thực hiện dự án, được tham quan một số mô hình công ty khởi nghiệp thành công, có cơ hội được làm việc, hợp tác với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh”.

Qua 5 tháng triển khai (từ ngày 13-11-2016 đến nay), trải qua vòng sơ khảo, 13 ý tưởng đã được chọn vào vòng “Thuyết trình ý tưởng”; trong đó, có 5 ý tưởng thuộc lĩnh vực nông nghiệp, 1 ý tưởng thuộc lĩnh vực công nghiệp, 5 ý tưởng thuộc lĩnh vực thương mại, 2 ý tưởng về dịch vụ du lịch.

Đa số ý tưởng tham gia dự thi lần này xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, mang tính xã hội cao. Có thể kể đến một số ý tưởng như: túi bảo vệ môi trường; chế tạo thiết bị bảo hiểm bằng khí động học cho người và xe máy; thành lập công ty du lịch tại địa phương; mô hình khép kín vừa phát triển kinh tế đi đôi bảo vệ môi trường cùng trùn quế… Ý tưởng cũng như nội dung thuyết trình của các nhóm thí sinh nhận được sự đánh giá cao từ Ban giám khảo.

Là 1 trong 5 dự án được lựa chọn vào vòng chung khảo, ý tưởng “mô hình khép kín vừa phát triển kinh tế đi đôi bảo vệ môi trường cùng trùn quế” của anh Nguyễn Văn Hòa (SN 1990, thôn 1, xã Đak Hlơ, huyện Kbang) đã thuyết phục được các thành viên trong ban giám khảo bởi tính khả thi và hiệu quả kinh tế. Là cử nhân kinh tế chuyên ngành ngân hàng, ra trường làm việc ở TP. Hồ Chí Minh, tuy nhiên cơ duyên đến với nông nghiệp là vì những lần anh Hòa về quê, thấy bà con nông dân canh tác kém hiệu quả do không ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, lạm dụng phân bón và thuốc hóa học dẫn đến ảnh hưởng tới môi trường, phế phụ phẩm nông nghiệp không được xử lý đúng cách gây lãng phí và ô nhiễm. Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu về lợi ích của trùn quế đối với nông nghiệp, anh Hòa xây dựng mô hình này. Hiện tại, anh Hòa đang có hơn 1.000 m2 trùn quế thương phẩm từ những thành viên liên kết. Anh Hòa cho biết: “Tôi rất muốn phát triển quy mô trang trại trùn quế nhưng điều kiện vốn không cho phép. Tham gia cuộc thi này, tôi muốn dự án của mình được nhiều người biết đến. Sau khi được chọn vào vòng chung khảo và nhận được ý kiến góp ý, tôi sẽ hoàn thiện dự án để có thể chinh phục các nhà đầu tư”.

Trong 13 ý tưởng được vào vòng 2 cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp” thì có đến 8 ý tưởng của học sinh, sinh viên. Có thể thấy, ngay từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường, nhiều học sinh, sinh viên đã quan tâm tới vấn đề khởi nghiệp, phần lớn những ý tưởng này hướng tới cộng đồng với mong muốn đem lại những thay đổi tích cực. Ý tưởng chợ thực phẩm sạch “cleaning market” của nhóm tác giả Nguyễn Đỗ Xuân Diệu và Nguyễn Lâm Nhật Khôi (Trường THPT Pleiku) được đánh giá cao vì tính thực tế và sáng tạo. Em Nguyễn Lâm Nhật Khôi chia sẻ: Nhóm chúng em phát 100 phiếu khảo sát ngẫu nhiên cho các bà nội trợ, kết quả, 100% không hài lòng với chất lượng thực phẩm hiện nay. Trong đó, 20% bà nội trợ đã tự tìm nguồn cung thực phẩm cho mình, 80% còn lại vẫn phải nhắm mắt mua thực phẩm bẩn. Đó là động lực để nhóm chúng em xây dựng ý tưởng chợ thực phẩm sạch”.

Cũng với mục đích hướng về cộng đồng là ý tưởng thương mại hóa bao ni lông phân hủy nhanh trong nước của em Trảo Thị Mỹ Hân (Trường THPT Pleiku). Cấu tạo mô hình khởi nghiệp của Mỹ Hân gồm: kêu gọi nguồn đầu tư, nhà tài trợ chính để phát triển ý tưởng; tìm cơ sở sản xuất, hợp tác để sản xuất loại ni lông; cho người dân biết được lợi ích, tác dụng phân hủy nhanh chóng của loại túi; phát cho từng hộ dân dùng thử sản phẩm, theo dõi theo thời gian để tăng thêm độ tin cậy… Tuy nhiên, vì tính khả thi chưa cao nên ý tưởng này không được chọn vào vòng chung khảo. Em Trảo Thị Mỹ Hân tâm sự: “Từ ý tưởng đến hiện thực là một chặng đường hết sức gian nan. Tuy không được vào vòng trong, nhưng tham gia cuộc thi này, em đã tự cho mình một cơ hội để sáng tạo và thử thách bản thân”.

 Thủy Bình

Có thể bạn quan tâm

Đak Pơ tiếp nhận 336 đơn vị máu đạt chuẩn

Đak Pơ tiếp nhận 336 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Sáng 22-10, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện (HMTN) huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Khoa Huyết học-Truyền máu Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức hiến máu tình nguyện đợt 2, năm 2024.

Cô Bảy nước hoa ba số bảy

Cô Bảy nước hoa ba số bảy

(GLO)- Ở cơ quan K8 ngày ấy (nay là thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) trong căn cứ phía sau dãy Hãnh Hót có nhiều chị em phụ nữ, hầu hết ở độ tuổi 18-20. Chỉ có cô Bảy Sương (Nguyễn Thị Sương) là lớn tuổi nhất, nhưng cũng ở độ tuổi U40.

Phường Đống Đa đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo bền vững

Phường Đống Đa đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo bền vững

(GLO)- Xác định giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, phường Đống Đa (TP. Pleiku) đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, phường chú trọng đa dạng hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, động viên bà con tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững.