Ruộng bậc thang của người Jrai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cách trung tâm thị trấn Chư Sê (Gia Lai) chỉ 2 km về hướng Bắc là làng Greo Sek (xã Dun, huyện Chư Sê). Nơi đây, những thửa ruộng bậc thang đang khoe mình trong nắng như một bức tranh thủy mặc, lặng lẽ dâng cho dân làng những mùa vàng bội thu.
Đó là cánh đồng lúa 2 vụ nằm cạnh đường liên xã Bờ Ngoong và Ia Tiêm với diện tích 42 ha. Cảnh vật trước mắt khiến người ta ngỡ mình đang lạc vào vùng Tây Bắc của Tổ quốc.
 Ruộng bậc thang Greo Sek. Ảnh: A.S
Ruộng bậc thang Greo Sek. Ảnh: A.S
Tôi theo chân già làng Siu Xoa ra cánh đồng. Dọc theo bờ kênh là dòng nước tự chảy róc rách trong ngần được lấy từ đập dâng Ia Ring đưa về gần 20 km. Chúng tôi dạo vòng quanh giáp nửa vòng khu ruộng, nhìn những cây lúa non xanh rì phất phơ trong gió. Ánh mặt trời rọi xuống những thửa ruộng lấp xấp nước, phản chiếu ngàn ngôi sao lấp lánh. Từng bậc thang uốn lượn cứ cuộn dần từ thấp đến cao, ôm theo 2 bên sườn dốc. Lô nhô giữa rập rờn sóng lúa là những túp lều nghỉ giữa trưa cheo leo, toát lên vẻ bình yên. Ngồi trong chòi nghỉ chân, già làng Siu Xoa mở nắp chiếc rá cơm dẻo ngon rồi mời: “Ăn đi, gạo lúa mới vụ mùa vừa rồi đấy! Giống cao sản của Nhà nước cho, mình chỉ lo việc gieo trồng và gặt về ăn thôi. Mình rất vui với cuộc sống ổn định, thanh bình như thế này, cũng không mong ước gì hơn”.
Ông Siu Xoa tuổi nay đã bát tuần, nhìn ra ruộng lúa mắt đăm chiêu như hồi tưởng lại những ngày xa xưa. Gia đình ông xưa kia làm rẫy cực nhọc nhưng cũng có năm được năm mất, lúa không đủ ăn phải thay bằng khoai, mì vào những tháng giáp hạt, có khi hết thức ăn phải vào rừng tìm củ mài. Sau một thời gian đi bộ đội, năm 1961, ông phục viên về làng vì bị thương tật, được bộ đội chỉ cho cách làm lúa nước, khai hoang thêm diện tích, vì vậy năng suất cao hơn trước nhiều. Sau ngày giải phóng, khi có con đập Ia Ring do Nhà nước xây dựng, ruộng bắt đầu leo dần lên sườn đồi, nước chảy về đầy đủ cho cấy lúa 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu. Gia đình ông hiện đang sở hữu gần 8 sào ruộng, nay để lại cho con cháu làm.
Ông Cao Xuân Lực-Trưởng thôn Greo Sek, người sống ở làng này trên 20 năm-vui vẻ nói: “Giống lúa cao sản Tám Thơm vùng này cho năng suất bình quân 2 vụ là 12 tấn/ha. Làng có 260 hộ, trong đó người Jrai là 103 hộ sống chủ yếu dựa vào cây lúa. Cuộc sống người dân khá lên thấy rõ là nhờ vào cây lúa. Mỗi vụ, bà con chỉ để dành ăn một ít, còn lại bán ra thị trường. Kinh tế phát triển, đường làng bây giờ được bê tông hóa, nhà thì đa phần là nhà xây, nhiều nhà có xe công nông, xe máy đời mới, cuộc sống ổn định như gia đình anh Siu Huynh, Rmah Blô, Rmah Glen…”.
Những ai thích khám phá du lịch hãy cùng “phượt” một chuyến đến cánh đồng lúa này để cùng chiêm ngưỡng. Đẹp nhất có lẽ vẫn là mùa thu hoạch vào tháng 6 Âm lịch hoặc tháng 11 hàng năm, khi những bông lúa dát vàng óng ánh khắp cánh đồng. Nhưng mùa này, ruộng bậc thang vẫn mang vẻ đẹp riêng có, khi lúa non đã lên xanh trên những thửa ruộng “treo” lơ lửng trên cao, gợi nên vẻ đẹp của sự trù phú, đem theo hy vọng về một mùa mới bội thu. Một lần đến là thêm một lần trầm trồ về sự sắp đặt tài tình của con người trước tự nhiên, chính bằng sự cần cù, sáng tạo.
An Sinh

Có thể bạn quan tâm

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.