Rừng trong ký ức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau ngày thống nhất đất nước (1975), tôi là cán bộ “bám làng” để đem cái chữ đến với đồng bào vùng sâu, vùng xa.

Mỗi tháng, tôi thường lội rừng và ăn ở tại làng của đồng bào Xê Đăng vài tuần để cùng các giáo viên vận động xây dựng cơ sở vật chất, động viên học sinh ra lớp, buổi tối thì còn đi kiểm tra các lớp xóa mù chữ cho người lớn.

Lội rừng mùa mưa, cây lá phủ kín, ít người qua lại, các lối mòn không còn hiện rõ. Vậy nên, chúng tôi thường phải tìm phương hướng và dò kiếm dấu mốc là những cây rừng to hay các dòng suối quen thuộc mà đi. Thế nhưng, đôi lần vẫn bị lạc rừng, quẩn quanh cả buổi. Ban đầu, chưa quen đi giữa không gian rừng sâu thẳm, huyền bí và lạnh lẽo, một chiếc lá rơi hay tiếng động của cành cây khô gãy cũng khiến tôi giật mình.

Nhưng khi đã làm quen với rừng, tôi lại cảm thấy thỏa mái, không khí nhẹ nhàng, nghe được tiếng rì rào của cây lá, ngắm những loài hoa dại đẹp nguyên sơ, bên tai du dương tiếng suối reo cùng chim kêu, vượn hót. Những âm thanh của rừng trở nên thân thuộc, vui tươi.

Một kỷ niệm khó quên với tôi là khi đi rừng cùng với đồng nghiệp A Xăng (dân tộc Xê Đăng). A Xăng nói với tôi rằng, đây là con đường tắt mà anh thường đi lại hàng tuần về thăm vợ. Anh không thích đi đường cái quan, vừa xa vừa buồn tẻ vì thiếu bóng của rừng. Hành trang đi đường, anh chỉ trang bị cho tôi một bi đông đựng đầy rượu cần làm từ hạt bo bo. Với anh thì thêm con dao quắm đeo bên hông. A Xăng đi như lướt trên con đường mòn đầy lá khô và lặng lẽ như con nai rừng, thỉnh thoảng quay lại hỏi tôi: “Anh mệt chưa?”.

Chúng tôi thường chọn nghỉ bên cạnh con suối, ngồi bên những tảng đá mát mẻ, nhìn dòng nước reo vui trên các bậc ghềnh thác. A Xăng và tôi hớp vài ngụm rượu cần cho đỡ khát và ăn quả rừng để chống cơn đói. A Xăng hỏi tôi: “Anh thấy đi rừng có vui không?”. Tôi cười, gật đầu. Thấy A Xăng mạnh mẽ và hồn nhiên như người rừng làm tôi vui lây.

Già làng Siu Dơih thực hiện nghi thức cúng rừng tại làng O Grang (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai). Ảnh: Lam Nguyên

Già làng Siu Dơih thực hiện nghi thức cúng rừng tại làng O Grang (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai). Ảnh: Lam Nguyên

2. Với đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung và người Xê Đăng nói riêng, bà con xem rừng là mái nhà chung, nơi rất “thiêng” có Yàng ngự trị. Vì vậy, đồng bào Tây Nguyên có tập tục cúng rừng hàng năm, nhất là mùa xuân. Những năm trước đây, người Jrai ở một số làng gần biên giới của huyện Ia Grai còn giữ tục cúng rừng vào cuối mùa khô.

Theo các già làng thì việc cúng thần rừng là tín ngưỡng có từ lâu đời với tâm thức là biết ơn Yàng rừng đã che chở, giúp đỡ dân làng không ốm đau, bệnh tật, nương rẫy không bị chim thú phá hoại, đồng thời còn cung cấp cho người dân các sản vật. Từ tín ngưỡng rừng ấy mà tất cả bà con dân làng đều có ý thức bảo vệ rừng, không phát đốt nương rẫy bừa bãi, không để xảy ra cháy rừng hay săn bắt thú rừng.

Tôi còn nhớ, trong Điều 15 của Luật tục Jrai vùng Cheo Reo có quy định: “Nếu châm diêm, nó sẽ đốt cháy rừng thưa/Nếu thắp đuốc, nó sẽ đốt cháy rừng rậm/Nó châm lửa trong rừng thưa/Nó châm lửa trong bãi rậm/Nó đốt lửa trong cỏ khô/Lửa sẽ đốt cháy buôn làng, rẫy lúa, rừng khô, thú vật, tài sản người khác/Nó phạm vào tội lớn/Cần đưa ra xét xử”. Hay việc làm rẫy mà mở rộng không theo quy ước của làng cũng bị xem là phạm tội: “Anh ta phạm tội với thần Gun/Bởi rẫy của mình/Anh ta mở ra ngoài giới hạn/Và không tôn trọng kích thước cũ của nó/Vì thế anh ta sẽ bị đưa ra xét xử”. Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa khi tiếp cận với đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên đã chứng kiến các tập tục ứng xử với rừng và đặt ra luật tục hẳn hoi nhằm điều chỉnh hành vị của các thành viên cộng đồng đối với môi trường và thế giới tự nhiên, và cho đó là một thành tố của “văn hóa rừng” hết sức nhân văn, hợp quy luật.

Bản năng sống với rừng đã ăn sâu vào tâm huyết của dân làng. Rừng như người mẹ vĩ đại không thể tách rời khỏi cộng đồng làng buôn. Nếu rời khỏi phạm vi rừng, các thành viên của cộng đồng cảm thấy như cá không có nước, cây không có đất, họ không còn sự nhanh nhạy, tinh khôn như vốn có. Trong các sử thi của người Tây Nguyên, chúng ta thấy các nhân vật Đăm San, Đăm Di đều gắn bó và yêu rừng. Họ sống trong không gian rừng một cách hồn nhiên, thoải mái, biết thưởng thức cái đẹp, cái giàu có của rừng; yêu và trân quý từng con suối, giọt nước từ rừng, người mẹ thiên nhiên vô cùng hào phóng và bao bọc cho dân làng.

Còn với tôi, chính những trải nghiệm với rừng bên cạnh những người làng chân chất, mộc mạc đã chinh phục tôi trong những năm gắn bó với núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ.

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ảnh: Đ.M.P

Sró một thời...

(GLO)- Từ trung tâm huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đi chừng 30 km là đến xã Sró. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều lần trong các chuyến công tác, tôi đã qua lại nơi đây. Kỷ niệm thì nhiều, nhưng tôi nhớ nhất là hồi chú Trần Quốc Bảo làm Bí thư Huyện ủy.

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 783/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

(GLO)- Chiều 6-12, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Đảng ủy-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” nhằm trao tặng áo ấm cho thiếu nhi trên địa bàn xã.

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.

Mùa cà phê chín đỏ

Mùa cà phê chín đỏ

(GLO)- Dưới ánh nắng rực rỡ của những ngày cuối tháng 11, trên khắp các vườn cà phê chín đỏ, không khí thu hoạch rộn rã hơn. Năm nay, bà con nông dân đón mùa vụ với sự hân hoan lớn khi lần đầu tiên cà phê có một mức giá cao nhất lịch sử.