Bảo tồn bản sắc, giữ rừng thêm xanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ nhiều năm nay, cộng đồng người Jrai tại 2 làng O Grang và De Chí (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) luân phiên tổ chức lễ cúng rừng như một nghi thức tín ngưỡng dân gian, qua đó nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ rừng, bày tỏ lòng biết ơn đối với nơi che chở cho dân làng.

Trong tác phẩm “Rừng, đàn bà, điên loạn”, nhà dân tộc học người Pháp Jacques Dournes từng viết: “Nền văn minh Jrai là một nền văn minh thảo mộc”. Điều đó cũng có nghĩa rừng gắn bó thiết thân với đời sống của đồng bào Tây Nguyên bản địa, rừng bao bọc họ từ khi sinh ra cho đến khi mất đi, rừng cho lẽ sống, cho sinh kế. Vậy nên, lòng biết ơn, tôn kính của người Tây Nguyên với rừng là lẽ tự nhiên.

Từ chiều tối 24-3, cả khoảnh rừng ở khu vực giáp ranh với làng O Grang trở nên náo nhiệt. Người dân 2 làng cùng tập trung, phân việc chuẩn bị cho lễ cúng rừng vào hôm sau như: làm heo, gà, nướng cơm lam… Nước nguồn trong vắt được dẫn trên núi về để nấu nướng. Mấy đứa trẻ theo chân cha mẹ vào rừng chơi đùa thỏa thích. Vừa nướng cơm, chị Rmah Bíu-người dân làng De Chí-vừa giải thích ý nghĩa của buổi lễ tạ ơn thần Rừng che chở dân làng và cung cấp nhiều sản vật dưới tán rừng.

Già làng Siu Dơih thực hiện nghi thức cúng rừng. Ảnh: Lam Nguyên

Già làng Siu Dơih thực hiện nghi thức cúng rừng. Ảnh: Lam Nguyên

Trưa 25-3, lễ cúng rừng diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo địa phương, Hạt Kiểm lâm huyện cùng đông đảo người dân và khách mời. Ai nấy đều không nề hà lội bộ hơn 1 cây số đường rừng để đến với buổi lễ. Giữa khoảnh đất bằng phẳng cạnh con suối Ia Cor, ông Siu Dơih-già làng O Grang cẩn thận chuẩn bị lễ vật gồm heo quay, gà nướng, thịt nướng, rượu ghè cùng 1 bộ gan gà và 1 miếng thịt heo sống.

Cả khoảnh rừng đang ồn ã bỗng chốc lắng xuống trang nghiêm khi già Dơih lầm rầm cất lời khấn mời thần Rừng, thần Núi, thần Nước về chứng kiến, che chở để dân làng có cuộc sống bình yên, no ấm. Vừa khấn, già Dơih vừa liên tục đổ nước vào ghè rượu mời các thần. Cùng với đó, già còn đại diện bày tỏ quyết tâm giữ rừng của cả cộng đồng.

Sau nghi lễ truyền thống, mọi người hòa cùng không khí giao lưu sôi nổi. Những ống tre dài chẻ đôi, kê cao thành khay đựng gà nướng, thịt nướng, cơm lam, trái cây… Một bữa tiệc đứng độc đáo giữa rừng. Thức ăn cực ngon, men rượu cần chuếnh choáng. Một “nhà hàng” giữa thiên nhiên xanh mát! Đó quả là một trải nghiệm khó quên đối với khách mời và cộng đồng.

Anh Siu Din-người dân làng O Grang-hào hứng: “Lễ cúng rừng bày tỏ lòng biết ơn của người dân đối với thần Rừng, giúp người dân 2 làng O Grang và De Chí thắt chặt tình đoàn kết, giữ gìn bản sắc văn hóa Jrai và giữ cho rừng thêm xanh”.

Bữa tiệc đứng độc đáo giữa rừng. Ảnh: Lam Nguyên

Bữa tiệc đứng độc đáo giữa rừng. Ảnh: Lam Nguyên

Không như những nghi lễ truyền thống khác của đồng bào Tây Nguyên, lễ cúng rừng tuyệt nhiên không có tiếng cồng chiêng vang vọng. Người già trong làng giải thích, ấy là để tránh làm kinh động đến thần Rừng, giữ cho rừng vẻ yên tĩnh vốn có.

Sau lễ cúng như một lời “xin phép”, người dân vào rừng, tìm kiếm, thu hoạch các lâm sản phụ như: dược liệu, măng, mật ong… Hơn ai hết, bà con nơi đây hiểu rõ giá trị mà rừng mang lại để luôn trân trọng, gìn giữ. Để chung tay bảo vệ “lá phổi xanh”, làng xây dựng hương ước với những quy định cụ thể như: không được chặt phá, đốt rừng, săn bắn thú rừng... Ai vi phạm sẽ bị phạt thật nặng.

Góp mặt tại buổi lễ ý nghĩa này, ông Đinh Ích Hiệp-Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Ia Grai-cho hay: Những năm qua, đơn vị luôn đồng hành cùng dân làng tổ chức lễ cúng rừng. Mỗi cán bộ, nhân viên bảo nhau đóng góp kinh phí hỗ trợ người dân tổ chức. Qua đó động viên, tuyên truyền bà con gìn giữ bản sắc đi đôi với giữ rừng. Ông Hiệp cho biết thêm: Toàn huyện có 35 ngàn ha rừng, trong đó riêng địa bàn xã Ia Pếch có 559,5 ha. Tất cả diện tích này đều do cộng đồng 2 làng O Grang và De Chí nhận khoán quản lý, bảo vệ.

“Không có lực lượng nào quản lý, bảo vệ rừng tốt hơn người dân địa phương. Những năm gần đây, được sự khuyến khích, hỗ trợ của chính quyền địa phương và Hạt Kiểm lâm, người dân 2 làng luân phiên tổ chức lễ cúng rừng hàng năm, đồng thời tạo sự đoàn kết trong cộng đồng dân cư. Nhờ đó, bà con thực hiện có hiệu quả việc quản lý, bảo vệ, phòng-chống cháy rừng”-ông Hiệp khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

(GLO)- Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích quốc gia đặc biệt, tọa lạc tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Đây cũng là quê hương của Hai Bà Trưng-những nữ tướng anh hùng đã nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán.

Phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai. Ảnh: Lam Nguyên

Nghĩ suy trong mùa lễ hội

(GLO)- Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian đậm tính cộng đồng và được tổ chức khắp mọi miền đất nước. Ngoài 2 dân tộc bản địa Jrai và Bahnar, trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn có 42 dân tộc anh em khác sinh sống với bản sắc văn hóa lễ hội độc đáo.

Nối nghề

Nối nghề

Lần đầu tiên nghệ nhân Y Pư giới thiệu nghề làm gốm thủ công tại Bảo tàng tỉnh trong khuôn khổ Tuần lễ Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 3 (năm 2016) đã để lại ấn tượng đẹp.

Ông Đinh Plih sắp xếp bộ cồng chiêng và các vật dụng sẵn sàng đem theo khi đi trình diễn, quảng bá văn hóa dân tộc Bahnar. Ảnh: N.M

Đinh Plih: Tự hào “vốn liếng” văn hóa Bahnar

(GLO)- “Ý nghĩa của công việc không phải chỉ nằm ở chỗ tiền bạc mà còn ở nhu cầu về tinh thần, biểu hiện của giá trị, một vốn liếng để tự hào”. Câu nói này thật đúng đối với ông Đinh Plih (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai). Với ông, hạnh phúc đơn giản là bản thân được sống trọn với đam mê.

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

(GLO)- Hoa pơ lang thắp lửa cuối khu nhà mồ làng Pyang, thị trấn Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Nổi bật giữa lớp lớp nhà mồ cũ là 3 nhà mồ mới làm. Đó là những dấu hiệu mùa lễ hội giữa núi rừng Trường Sơn.

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

(GLO)- Từ 21 đến 23-2, làng Pyang (thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) tưng bừng tổ chức lễ bỏ mả-một trong những lễ hội lớn và đặc sắc nhất của người Bahnar Đông Trường Sơn

Gìn giữ giai điệu của đá

Gìn giữ giai điệu của đá

Trong dịp đầu xuân, tại chương trình trình diễn, trải nghiệm di sản văn hóa diễn ra ở Bảo tàng – Thư viện tỉnh, người dân và du khách có dịp thưởng thức những giai điệu của đá được trình diễn bởi nghệ nhân ưu tú A Thu (50 tuổi) ở thôn Đăk Rô Gia (xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô).

Lễ báo hiếu: Thơm thảo tấm lòng con cái

Lễ báo hiếu, thơm thảo tấm lòng con cái

(GLO)- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người Bahnar luôn nhắc nhau: “Phải kính trọng cha mẹ như mặt trăng, kính trọng ông bà như mặt trời”. Khi đã trưởng thành, con cái đều nghĩ đến việc tổ chức lễ báo hiếu cha mẹ (teh nhung ăn kră).

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai ban hành QĐ số 60/2024/QĐ-UBND quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” để hướng dẫn thực hiện, bảo đảm phù hợp với đặc thù văn hóa và tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.