Rà soát hộ nghèo đảm bảo thực chất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ ngày 1-9 đến 14-10, các địa phương trong tỉnh Gia Lai tiến hành rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp có mức sống trung bình năm 2023. Đến nay, hầu hết các địa phương trong tỉnh đã hoàn thành công tác này theo kế hoạch và đảm bảo thực chất.

Sau 1 tháng triển khai, công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp có mức sống trung bình năm 2023 (gọi tắt là công tác rà soát hộ nghèo) tại xã Ia Ake (huyện Phú Thiện) đã hoàn thành theo kế hoạch. Kết quả rà soát đã được Chủ tịch UBND huyện ký quyết định phê duyệt. Theo đó, năm 2023, xã Ia Ake có 80 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 4,34% (giảm 30 hộ so với năm 2022), 78 hộ cận nghèo, chiếm 4,23% (giảm 456 hộ). Trong đó, có 70 hộ nghèo và 65 hộ cận nghèo người dân tộc thiểu số.

Chị Trần Minh Thanh (bìa phải)-công chức Văn hóa-Xã hội xã Ia Ake (huyện Phú Thiện) kiểm tra thông tin, chấm điểm trên phiếu điều tra hộ nghèo tại thôn Plei Mun Măk. Ảnh: P.V
Chị Trần Minh Thanh (bìa phải)-công chức Văn hóa-Xã hội xã Ia Ake (huyện Phú Thiện) kiểm tra thông tin, chấm điểm trên phiếu điều tra hộ nghèo tại thôn Plei Mun Măk. Ảnh: P.V

Ông Vũ Tiến Sơn-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Ake, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo xã-cho biết: Được sự hướng dẫn của Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội, xã đã thành lập Ban chỉ đạo với 18 thành viên. Trong đó, tất cả cán bộ, công chức, trưởng, phó các tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể đều tham gia Ban Chỉ đạo, trực tiếp được phân công phụ trách công tác điều tra, rà soát hộ nghèo.

Được phân công phụ trách công tác rà soát hộ nghèo tại thôn Plei Mun Măk, chị Trần Minh Thanh-công chức Văn hóa-Xã hội xã Ia Ake-cho hay: Trước khi tiến hành điều tra, rà soát, tôi cùng Ban Nhân dân thôn tập trung phổ biến để bà con hiểu trường hợp nào cần đăng ký để được rà soát kịp thời. Sau thời gian đăng ký, chúng tôi chia thành 2 tổ để đi đến từng nhà điều tra, gặp gỡ, trao đổi và điền thông tin vào phiếu theo đúng quy trình. Vì bà con thường đi làm rẫy vào ban ngày nên công việc được tranh thủ thực hiện vào buổi chiều muộn hoặc tối. Khi có kết quả sơ bộ, tổ điều tra tiến hành họp thôn, thông báo kết quả và giải đáp các thắc mắc, kiến nghị của người dân. Sau khi nghe giải thích cũng như trình bày các nguyên nhân, người dân trong thôn đều đồng tình với kết quả mà tổ công bố. “Đặc biệt, chúng tôi cũng tuyên truyền để bà con không còn tư tưởng “được công nhận” hộ nghèo mà phải có ý chí, cảm thấy vui mừng khi mình không còn thuộc diện hộ nghèo nữa”-chị Thanh chia sẻ.

Đến nay, công tác điều tra, rà soát hộ nghèo của huyện Đak Pơ cũng đã hoàn tất. Phó Chủ tịch UBND huyện Bùi Thị Thương cho hay: Qua rà soát, toàn huyện còn 812 hộ nghèo, chiếm 6,97% và 979 hộ cận nghèo, chiếm 8,4% tổng số hộ dân. Theo kết quả rà soát, tất cả 8 xã, thị trấn đề đạt và vượt kế hoạch giảm nghèo. Theo đánh giá, công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo tiêu chí đa chiều giai đoạn 2022-2025 thực hiện đảm bảo theo quy định tại Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các thông tư của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. Trước đó, Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo huyện giai đoạn 2021-2025 đã ban hành kế hoạch, hướng dẫn và biểu mẫu báo cáo sơ bộ kết quả rà soát cũng như kiểm tra, giám sát công tác rà soát trên địa bàn huyện. Nhờ đó, công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023 đảm bảo đúng quy định.

Theo Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Phạm Trần Anh, đến thời điểm hiện tại, hầu hết các địa phương trong tỉnh đã hoàn thành công tác điều tra, rà soát hộ nghèo năm 2023. Qua đánh giá sơ bộ, công tác điều tra, rà soát đã được các địa phương thực hiện đảm bảo chính xác, dân chủ, công khai, công bằng, đúng quy trình và thời gian quy định, có sự tham gia của các cấp, các ngành, cộng đồng và người dân; bảo đảm đúng đối tượng, không bỏ sót và phản ánh đúng thực trạng đời sống của người dân tại địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

(GLO)- Ngày 6-5, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Công văn số 1185/UBND-KGVX về việc tiếp tục triển khai thực hiện kiến nghị, đề xuất của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và phát triển các mô hình công tác xã hội nhân đạo.

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang. Ảnh: An Phát

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) hiện có 76 người có uy tín. Nhiều năm qua, đội ngũ người có uy tín trở thành "những cánh chim đầu đàn" trong các phong trào thi đua yêu nước, làm tốt sứ mệnh tập hợp đoàn kết nhân dân chung tay xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng làm theo Bác. Ảnh: Ngọc Minh

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng học tập và làm theo Bác

(GLO)- Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, Cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Khởi (làng Kruối Chai, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) luôn nêu gương sáng trong học tập và làm theo Bác, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất giỏi và giúp đỡ đồng đội có hoàn cảnh khó khăn.

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai Nay Hứ tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

(GLO)- Gần 10 năm giữ cương vị Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai, ông Nay Hứ luôn gương mẫu, tận tụy và nhiệt tình trong công việc. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông đã góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, nghĩa tình trong các phong trào, hoạt động công tác Hội.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

(GLO)- Nhiều năm qua, ông Trần Ngọc Dũng (SN 1967, trú tại 85/17 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) đã trở thành người dạy thư pháp cho trẻ mồ côi, bị câm điếc, tự kỷ… để các em tự tin vươn lên trong cuộc sống. Ông rất tâm đắc với câu thơ của Tố Hữu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.