Quyền chọn sách giáo khoa sẽ được 'trả về' cho các trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Theo dự thảo quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên mà Bộ GD-ĐT mới công bố, việc quyết định lựa chọn sẽ được trao lại cho các trường thay vì UBND cấp tỉnh như hiện nay.

Theo dự thảo, hội đồng lựa chọn sách giáo khoa (SGK) do hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông hoặc giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên thành lập, giúp người đứng đầu cơ sở (gọi chung là trường) tổ chức lựa chọn SGK.

Việc lựa chọn SGK dự kiến sẽ được trả lại cho các nhà trường thay vì UBND cấp tỉnh như hiện nay. Ảnh: T.N

Việc lựa chọn SGK dự kiến sẽ được trả lại cho các nhà trường thay vì UBND cấp tỉnh như hiện nay. Ảnh: T.N

Như vậy, việc thành lập hội đồng chọn sách quay lại như đầu năm 2020, năm đầu SGK theo chương trình giáo dục phổ thông mới được đưa vào sử dụng, quyền chọn SGK là của các cơ sở giáo dục.

Tuy nhiên, từ năm học 2021 - 2022 đến nay, việc chọn SGK thực hiện theo luật Giáo dục, quyền quyết định lựa chọn SGK nào để giảng dạy trong cơ sở giáo dục phổ thông là UBND cấp tỉnh. Hội đồng chọn sách do UBND tỉnh thành lập và mỗi môn ở một cấp học là một hội đồng, các trường chỉ được đóng góp ý kiến.

Từ khi thực hiện một chương trình, nhiều bộ SGK đến nay, việc chọn SGK luôn là vấn đề gây nhiều tranh cãi, lo ngại đối với dư luận xã hội. Nhiều vi phạm, bức xúc về việc có hiện tượng thiếu minh bạch trong chọn SGK đã được chỉ ra.

Do vậy, Bộ GD-ĐT dự thảo sửa quy định chọn SGK theo hướng: mỗi trường thành lập 1 hội đồng lựa chọn SGK. Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập 1 hội đồng.

Hội đồng bao gồm: người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu; đại diện tổ trưởng tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn, phòng chuyên môn (gọi chung là tổ chuyên môn), đại diện giáo viên, đại diện ban cha mẹ học sinh.

Số lượng thành viên hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 11 người. Đối với cơ sở giáo dục phổ thông có quy mô dưới 10 lớp, số lượng thành viên hội đồng tối thiểu là 5 người.

Nhiệm vụ của hội đồng là tổ chức thẩm định biên bản các cuộc họp của tổ chuyên môn; các phiếu nhận xét, đánh giá SGK của giáo viên; danh mục SGK do các tổ chuyên môn lựa chọn.

Từ đó, tổng hợp, đề xuất với người đứng đầu trường danh mục SGK do các tổ chuyên môn lựa chọn sau khi đã thẩm định đạt yêu cầu.

Chủ tịch hội đồng chịu trách nhiệm về hoạt động, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch làm việc của hội đồng.

Bên cạnh đó, chủ tịch hội đồng chịu trách nhiệm giải trình về việc lựa chọn SGK của cơ sở.

Về quy trình lựa chọn SGK, hội đồng xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn của cơ sở; phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

Căn cứ vào kế hoạch của hội đồng và tiêu chí lựa chọn SGK, tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn SGK cho từng môn học được cơ cấu trong tổ chuyên môn, báo cáo người đứng đầu trường trước khi thực hiện.

Tổ trưởng chuyên môn cũng tổ chức cho toàn bộ giáo viên môn học của trường tham gia lựa chọn SGK của môn học đó.

Chậm nhất 15 ngày trước phiên họp đầu tiên của tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên môn học nghiên cứu SGK của môn học; viết phiếu nhận xét, đánh giá các SGK môn học.

Tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức họp với các giáo viên môn học để thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn 1 SGK cho môn học đó.

Sau khi hội đồng đề xuất với người đứng đầu trường danh mục SGK đã được các tổ chuyên môn lựa chọn, trường sẽ lập hồ sơ lựa chọn sách gửi về phòng GD-ĐT (đối với cấp tiểu học và cấp THCS), sở GD-ĐT (đối với cấp THPT).

Phòng GD-ĐT thẩm định hồ sơ lựa chọn SGK của các trường; báo cáo sở GD-ĐT về kết quả thẩm định và danh mục lựa chọn.

Sở GD-ĐT tổ chức thẩm định hồ sơ lựa chọn SGK của các trường; rà soát báo cáo của các phòng GD-ĐT về kết quả thẩm định và danh mục lựa chọn SGK của các trường; tổng hợp kết quả, lập danh mục lựa chọn SGK của các trường và trình UBND cấp tỉnh xem xét, phê duyệt.

Căn cứ vào kết quả lựa chọn sách của các trường do Sở GD-ĐT trình, UBND cấp tỉnh quyết định phê duyệt danh mục lựa chọn này tại địa phương.

Trong quá trình sử dụng, căn cứ các kiến nghị của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh (nếu có), trường có thể báo cáo, đề xuất phòng GD-ĐT (đối với cấp tiểu học và THCS), sở GD-ĐT (đối với cấp THPT) về việc điều chỉnh, bổ sung danh mục SGK.

Liên quan việc lựa chọn SGK, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK từng đề nghị Chính phủ: "Đánh giá về việc triển khai thực hiện chủ trương một chương trình, nhiều SGK; có thể thực hiện việc áp dụng cùng lúc nhiều bộ SGK cho từng môn học ở cùng một cơ sở giáo dục hay không? Sự cần thiết sửa đổi quy định để thực hiện thống nhất việc lựa chọn SGK và giao cơ sở giáo dục có quyền chủ động trong việc lựa chọn SGK, hướng tới để quyền lựa chọn SGK là của học sinh, giáo viên, phụ huynh".

Trong văn bản báo cáo đoàn giám sát, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng đối với mỗi môn học, giáo viên và các học sinh có thể sử dụng cùng lúc nhiều bộ SGK. Tuy nhiên, cùng một yêu cầu, cần đạt quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Các SGK có cách tiếp cận khác nhau, sử dụng học liệu khác nhau, để hướng dẫn học sinh học tập cùng một thời điểm với nội dung trên nhiều nguồn học liệu khác nhau là việc rất khó, đòi hỏi giáo viên có nghiệp vụ sư phạm cao, học sinh tự giác học tập và sĩ số lớp không quá đông. "Trong hoàn cảnh hiện nay, nhiều cơ sở giáo dục phổ thông chưa đáp ứng được điều kiện này", người đứng đầu ngành GD-ĐT nhận định.

Về việc xem xét trao quyền lựa chọn SGK cho giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh, Chính phủ cho rằng đây là cách làm "thực hiện nguyên tắc dân chủ tốt nhất và phù hợp nhất với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông. Chính phủ đang chỉ đạo Bộ GD-ĐT nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT về lựa chọn SGK theo hướng tăng cường vai trò tự chủ lựa chọn SGK của nhà trường".

Có thể bạn quan tâm

Cầu truyền hình trực tiếp “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 24 được tổ chức tại Quảng trường Đại đoàn kết TP. Pleiku

Cầu truyền hình trực tiếp “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 24 được tổ chức tại Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Trong 2 ngày 10 và 11-9, đoàn công tác Ban Sản xuất các chương trình giải trí (VTV3-Đài Truyền hình Việt Nam) đã đến TP. Pleiku để khảo sát địa điểm chuẩn bị truyền hình trực tiếp chương trình chung kết “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 24 tại tỉnh Gia Lai, dự kiến diễn ra ngày 13-10-2024.
Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

(GLO)- Hành trình thắp sáng ước mơ tri thức cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) có sự tham gia của không ít thầy-cô giáo từng lớn lên từ làng. Ý thức mạnh mẽ về giá trị của việc học, họ quyết tâm quay trở về nơi mình bắt đầu để chung tay dìu dắt và lan tỏa tình yêu con chữ.
Đak Đoa tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Đak Đoa tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

(GLO) - UBND huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) vừa tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2023-2024 và triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025. Tham dự hội nghị có lãnh đạo UBND huyện, một số ban ngành của huyện, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, UBND các xã, thị trấn, các trường học trên địa bàn…

Rộn ràng ngày hội khai trường

Hân hoan ngày hội khai trường

(GLO)- Hòa chung không khí rộn ràng của ngày hội “Toàn dân đưa trẻ đến trường”, sáng 5-9, hơn 400 ngàn học sinh của 759 trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã chào đón năm học mới 2024-2025 trong tâm thế hân hoan, phấn khởi.