Để không lãng phí sách giáo khoa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Năm học 2023-2024, con gái chị P.T.T. (thôn 2, xã Trà Đa, TP. Pleiku) bước vào lớp 1. Chị T. cho biết: Năm học 2022-2023, khi cháu gái của chị ở thị trấn Chư Sê bước vào lớp 1, chị đã mua tặng cháu 1 bộ sách giáo khoa (SGK) Kết nối tri thức với cuộc sống theo chương trình học của Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai. Kết thúc năm học, bộ sách vẫn còn rất mới nhưng chị không thể sử dụng cho con gái vì trường học của con chọn giảng dạy bộ sách Cánh diều. Do đó, chị phải bỏ tiền để mua 1 bộ SGK mới cho con.

Theo chị T, đối với các gia đình có con đang theo học SGK mới thì việc không thể tận dụng lại sách cũ của anh chị sẽ rất lãng phí và phần nào gây khó khăn cho gia đình khi vào các năm học mới phải đóng nhiều khoản phí khác.

Sách giáo khoa mới lớp 4 được phát hành và đưa vào giảng dạy trong năm học 2023-2024. Ảnh: Hồng Thi

Sách giáo khoa mới lớp 4 được phát hành và đưa vào giảng dạy trong năm học 2023-2024. Ảnh: Hồng Thi

Còn chị N. (làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa) thì cho hay: Mặc dù năm học nào chị cũng tận dụng SGK cũ cho con (đang học lớp 3) và 2 cháu bé mồ côi trong làng (học lớp 2 và lớp 4 tại Trường Tiểu học số 1 xã Glar) từ việc xin lại các cháu lớp trên nhưng vẫn phải bỏ ra một số tiền kha khá để mua SGK bổ sung. Nguyên nhân là: Với nhiều môn, học sinh được yêu cầu làm bài tập trực tiếp vào SGK nên không thể tái sử dụng và bắt buộc phải mua mới. Chị N. cho rằng, các cuốn SGK này được in với khổ lớn, chất liệu tốt, nội dung hấp dẫn giúp học sinh dễ học dễ nhớ nhưng nếu chỉ sử dụng 1 lần thì rất lãng phí.

Trên thực tế, SGK mới đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức nên đã tạo hứng thú cho các em học sinh trong quá trình học tập. Tuy nhiên, thực trạng lãng phí từ SGK đã xảy ra và được dư luận xã hội quan tâm trong nhiều năm qua. Nhiều ý kiến cho rằng, do mỗi trường chọn 1 bộ SGK khác nhau để giảng dạy nên nếu những gia đình nào có con em không học cùng trường hoặc nếu muốn chuyển trường đều không thể sử dụng sách cũ.

Bên cạnh đó, các trường hợp sử dụng được sách cũ thì cũng tiết kiệm không đáng kể bởi có nhiều cuốn học sinh phải làm bài tập trực tiếp vào sách. Ngoài ra, nhiều ý kiến cũng cho rằng có nhiều bộ SGK nhưng nội dung gần như giống nhau, chỉ khác là cuốn sách này sẽ dạy nội dung này vào đầu năm nhưng cuốn sách khác dạy cuối năm, nếu vậy, việc biên soạn thành nhiều loại sách sẽ gây lãng phí rất lớn cho xã hội.

Để tránh lãng phí SGK, các tổ chức, cá nhân đã vận động quyên góp sách tặng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều trường học cũng vận động học sinh tặng lại SGK cũ cho các em học sinh khóa sau. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đưa ra một số giải pháp để hướng dẫn các trường học tránh lãng phí về SGK, trong đó có việc xây dựng ngân hàng sách tại thư viện mỗi trường để giúp học sinh mượn sách học. Hy vọng các giải pháp này sớm được thực hiện có hiệu quả nhằm giúp phụ huynh tiết kiệm chi phí mua SGK.

Có thể bạn quan tâm

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.