Quỹ quay vòng vốn Dự án ARISE: Giúp nông dân phát triển sản xuất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Quỹ quay vòng vốn thuộc Dự án “Tăng cường khả năng phục hồi của các hộ nông dân trước ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19” (Dự án ARISE) đã giúp cho gần 700 lượt hội viên nông dân huyện Chư Prông và huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) có điều kiện khắc phục và phát triển sản xuất.

Được triển khai từ năm 2021 tại huyện Chư Prông và huyện Phú Thiện, Dự án ARISE do Hội Nông dân châu Á vì sự phát triển bền vững (AFA) tài trợ.

Chị Ksor H'Blin (buôn Ơi Hly, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện) sử dụng vốn vay từ quỹ quay vòng Dự án ARISE để đầu từ chăn nuôi dê. Ảnh: H.T

Chị Ksor H'Blin (buôn Ơi Hly, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện) sử dụng vốn vay từ quỹ quay vòng Dự án ARISE để đầu từ chăn nuôi dê. Ảnh: H.T

Nhà có 3 đứa con nhưng chỉ trông vào 3 sào ruộng và tiền làm thuê nên cuộc sống của gia đình chị Ksor H'Blin (buôn Ơi Hly, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện) gặp nhiều khó khăn. Đầu năm 2022, chị được vay 20 triệu đồng từ quỹ quay vòng vốn Dự án ARISE.

“Khi được vay vốn từ dự án này, gia đình đã mua 5 con dê về nuôi. Hiện nay, đàn dê đã phát triển lên 12 con. Mới đây, tôi bán bớt 3 con để trả nợ. Tôi sẽ chăm sóc đàn dê thật tốt để nhân đàn”-chị H'Blin bộc bạch.

Còn bà Siu H'Mớt (cùng buôn) thì chia sẻ: “Gia đình có 5 sào lúa và gần 2 ha mì nhưng năng suất thấp. Năm 2019, gia đình được vay 50 triệu đồng từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội để mua 3 con bò về nuôi.

Cuối năm 2022, gia đình được vay 20 triệu đồng từ quỹ quay vòng vốn Dự án ARISE nên mua thêm 1 con bò nữa. Hiện đàn bò đã phát triển lên 6 con. Mới đây, mình đã bán bớt 1 con để trả tiền vay trên”-bà H'Mớt nói.

Bà Siu H'Mớt phấn khởi vì nguồn vốn vay đầu tư chăn nuôi bò đem lại hiệu quả thiết thực. Ảnh: Hồng Thương

Bà Siu H'Mớt phấn khởi vì nguồn vốn vay đầu tư chăn nuôi bò đem lại hiệu quả thiết thực. Ảnh: Hồng Thương

Bà Trần Thị Phương-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Hiao-cho biết: Toàn xã hiện có 914 hội viên, trong đó, hội viên người dân tộc thiểu số chiếm 75%. Từ năm 2021 đến nay, toàn xã có 109 lượt hội viên được vay vốn không lãi suất từ Dự án ARISE. Tuy số tiền vay không nhiều (2 triệu đồng đến 20 triệu đồng/hội viên) nhưng đã giúp nhiều hộ có cơ hội phát triển sản xuất.

Nói về hiệu quả của nguồn vốn, bà Nguyễn Thị Đam-Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Thiện-cho hay: Trong 2 năm (2021-2022), 345 lượt hội viên ở 2 xã Ia Peng và xã Ia Hiao được tiếp cận nguồn vốn từ Dự án ARSIE để khắc phục các khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với tổng số tiền 1,75 tỷ đồng. Các hộ đã đầu tư vào chăn nuôi và trồng khoai lang lấy củ. Đặc biệt, nhiều hộ đã thay đổi từ phương thức truyền thống sang áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt để nâng cao chất lượng sản phẩm và sản lượng.

Tương tự, nguồn quỹ được triển khai tại huyện Chư Prông cũng mang lại hiệu quả thiết thực. Theo bà Siu H'Ler-Chủ tịch Hội Nông dân huyện, từ năm 2021 đến nay, toàn huyện có 345 lượt hội viên vay vốn từ quỹ Dự án ARISE với tổng số tiền 1,75 tỷ đồng. Hiện nay, tất cả các hộ thụ hưởng đều đã trả hết số nợ vay từ quỹ dự án này.

Trao đổi với P.V, ông Y Khâm-Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh-thông tin: Quỹ quay vòng Dự án ARISE được triển khai từ năm 2021 với gần 700 lượt hội viên tại 2 huyện Chư Prông và Phú Thiện được vay vốn.

Để dự án triển khai hiệu quả, Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo Hội Nông dân 2 huyện chủ động rà soát, lựa chọn người vay đảm bảo đúng đối tượng; đồng thời, phối hợp tổ chức tập huấn và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, hướng dẫn quy trình, kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi cho các hội viên.

“Thông qua nguồn quỹ, nhiều nông dân đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất và chăm sóc cho cây trồng, vật nuôi theo quy trình kỹ thuật để nâng cao số lượng, chất lượng sản phẩm và tăng lợi nhuận”-Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh nhìn nhận.

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.