Quỹ Hỗ trợ nông dân hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị định 37/2023/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân. Theo đó, Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc cơ quan Hội Nông dân các cấp; hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 8-8-2023.

Quỹ Hỗ trợ nông dân có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội và các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. Quỹ Hỗ trợ nông dân thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Từ vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân, chị Trần Thị Bích (làng Kdâu, xã Kông Lơng Khơng) mở rộng diện tích trồng dứa để tăng thu nhập. Ảnh: Minh Nguyễn

Từ vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân, chị Trần Thị Bích (làng Kdâu, xã Kông Lơng Khơng) mở rộng diện tích trồng dứa để tăng thu nhập. Ảnh: Minh Nguyễn

Nguyên tắc hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân là tự chủ về tài chính, không vì mục tiêu lợi nhuận, công khai, minh bạch, bảo toàn và phát triển vốn; chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi nguồn vốn chủ sở hữu của Quỹ Hỗ trợ nông dân; thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật. Đồng thời, Quỹ Hỗ trợ nông dân hoạt động với mục tiêu hỗ trợ hội viên Hội Nông dân Việt Nam xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nông dân; tạo nguồn lực, điều kiện, công cụ để đoàn kết, tập hợp nông dân vào tổ chức hội, góp phần xây dựng hội và phong trào nông dân.

Theo Nghị định, chức năng, nhiệm vụ của Quỹ Hỗ trợ nông dân là tiếp nhận và quản lý nguồn vốn điều lệ được cấp từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định này và pháp luật liên quan; vận động các nguồn ủng hộ, tài trợ, viện trợ không hoàn lại cho hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân; cho vay vốn đối với hội viên Hội Nông dân Việt Nam để xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh.

Nhận ủy thác cho vay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; ủy thác cho Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp dưới thực hiện nhiệm vụ cho vay theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan; thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.

Các đối tượng vay vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân là hội viên Hội nông dân Việt Nam có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

Theo Nghị định, điều kiện để được vay vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân là: khách hàng vay vốn phải thuộc đối tượng vay vốn theo quy định, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; khách hàng vay vốn được UBND cấp xã xác nhận đang cư trú ở địa phương nơi Quỹ Hỗ trợ nông dân cho vay vốn tại thời điểm đề xuất vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân; mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp; phương án vay vốn của khách hàng phải được tập hợp thành phương án chung của nhóm hội viên Hội nông dân cùng sản xuất, kinh doanh một loại hình sản phẩm, trên cùng một địa bàn cấp xã.

Phương án vay vốn của từng khách hàng và phương án chung của nhóm hội viên Hội nông dân được Quỹ Hỗ trợ nông dân đánh giá là khả thi, có khả năng trả được nợ vay; tại một thời điểm, một khách hàng chỉ được vay vốn tại 1 phương án chung của nhóm hội viên Hội nông dân từ Quỹ Hỗ trợ nông dân; các thành viên trong cùng một hộ gia đình không được phát sinh dư nợ vay tại Quỹ Hỗ trợ nông dân trong cùng một thời điểm; các điều kiện cho vay khác quy định cụ thể tại quy định nội bộ về cho vay và quản lý nợ của Quỹ Hỗ trợ nông dân do Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp ban hành theo quy định tại Nghị định này.

Thời hạn cho vay đối với phương án của từng khách hàng và phương án chung của nhóm hội viên Hội nông dân Việt Nam tại Quỹ Hỗ trợ nông dân được xác định trên cơ sở khả năng thu hồi vốn, phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng nhưng tối đa không vượt quá 5 năm (không bao gồm thời gian gia hạn nợ).

Thời gian cho vay cụ thể đối với phương án của từng khách hàng và phương án chung của nhóm hội viên Hội nông dân do Quỹ Hỗ trợ nông dân xem xét, quyết định. Tổng thời gian gia hạn nợ tối đa không quá 1/2 thời gian cho vay tại Hợp đồng tín dụng ký kết lần đầu.

Lãi suất cho vay của Quỹ Hỗ trợ nông dân được xác định trong từng thời kỳ, theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp đủ chi phí quản lý và các chi phí khác có liên quan đến hoạt động cho vay. Căn cứ nguyên tắc xác định lãi suất cho vay, Hội đồng quản lý quyết định mức lãi suất cho vay cụ thể của Quỹ Hỗ trợ nông dân trong từng thời kỳ. Đồng tiền cho vay và thu nợ là Đồng Việt Nam (VND).

Có thể bạn quan tâm

Lực lượng nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng xã Ia Kreng (huyện Chư Păh) tuần tra kiểm soát rừng. Ảnh: Lê Nam

Tăng cường quản lý, bảo vệ rừng dịp Tết

(GLO)- Tết đến xuân về là dịp để mọi người người sum vầy, đoàn viên cùng người thân, gia đình. Song, với những người làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng thì ngày Tết họ lại càng phải tăng cường hơn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR).

Người trồng hoa Tết thấp thỏm chờ giá tăng

Người trồng hoa Tết thấp thỏm chờ giá tăng

(GLO)- Nhờ gieo trồng đúng mùa và chăm sóc tỉ mỉ, những bông lay ơn, huệ, vạn thọ, cúc... đua nhau khoe sắc. Tuy nhiên, giá bán chỉ bằng một nửa so với mọi năm, các nhà vườn ở đây đang thấp thỏm mong chờ bán được giá cao những ngày sát Tết.

Gia đình ông Nguyễn Văn Vinh (làng Ia Sa) đã vươn lên làm giàu nhờ trồng mía. Ảnh: Đ.Y

Nông dân Hbông làm giàu từ cây mía

(GLO)- 7 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở xã Hbông (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã vươn lên làm giàu từ cây mía. Trong đó, nhiều hộ trồng mía có thu nhập từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng mỗi năm.

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Anh Trần Minh Tuấn (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chăm sóc các chậu hoa ngũ sắc của gia đình. Ảnh: Đ.L

Thu nhập khá từ hoa ngũ sắc

(GLO)- Từ những bụi cây ngũ sắc ngoài đồng, người nông dân Gia Lai đã tỉa tót, uốn nắn để chúng thành những chậu bonsai rực rỡ sắc màu đem lại thu nhập khá, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.