Quỹ Hỗ trợ nông dân: "Đòn bẩy" phát triển sản xuất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), các cấp Hội Nông dân huyện Đak Pơ đã kịp thời giải ngân cho nhiều hội viên, nông dân vay vốn mở rộng quy mô sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Nhờ đó, bà con nông dân có điều kiện nâng cao thu nhập.
Gần 3 năm trước, gia đình chị Phạm Thị Ngọc Châu (thôn Tân Hòa, xã Tân An) vay 20 triệu đồng từ Quỹ HTND. Với số tiền này, chị đầu tư cải tạo đất, mua vật tư, cây giống và phân bón để chuyển đổi gần 1 ha đất mía kém hiệu quả sang trồng rau màu theo hướng VietGAP. Áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nên hơn 5 sào ớt và 4 sào rau của gia đình đạt năng suất cao. Nhờ được mùa lại bán được giá, ngay vụ rau đầu tiên, gia đình chị Châu lãi hơn 70 triệu đồng. “Để phát huy hiệu quả nguồn vốn vay, ngoài áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tôi còn chú trọng đa dạng hóa cây trồng và liên kết với hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó, nguồn thu nhập của gia đình tôi ổn định hơn. Đến nay, tôi đã trả xong tiền vay từ nguồn Quỹ HTND”-chị Châu phấn khởi nói.
Nhờ nguồn Quỹ HTND, gia đình chị Phạm Thị Ngọc Châu (xã Tân An, huyện Đak Pơ) đã trồng rau màu, cho thu nhập ổn định. Ảnh: Ngọc Minh
Nhờ nguồn Quỹ HTND, gia đình chị Phạm Thị Ngọc Châu (xã Tân An, huyện Đak Pơ) đã trồng rau màu, cho thu nhập ổn định. Ảnh: Ngọc Minh
Tương tự, gia đình ông Lê Văn Dũng (thôn An Định, xã Cư An) có 3 ha cây ăn quả, trong đó có 1 ha nhãn, 1 ha bưởi, quýt và 1 ha na. Đầu năm 2020, ông Dũng vay 20 triệu đồng từ Quỹ HTND để lắp đặt hệ thống tưới nước tự động và mua phân bón. Ông chia sẻ: “Nhờ kịp thời bón phân, tưới nước nên vườn cây ăn quả sinh trưởng, phát triển tốt. Riêng vườn nhãn 500 cây cho thu lứa quả đầu tiên với thu nhập gần 60 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Ngoài ra, hệ thống tưới nước tự động giúp gia đình tôi giảm công sức lao động, hiệu quả sản xuất được nâng lên”.
Ông Nguyễn Đình Nhỏ-Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đak Pơ-cho biết: Tính đến cuối năm 2020, toàn huyện có 173 hội viên vay với số tiền gần 2 tỷ đồng từ các nguồn vốn trung ương và địa phương. Trong đó, các xã, thị trấn đã hỗ trợ cho 103 hội viên vay với số tiền gần 522 triệu đồng; nguồn vốn huyện 1 tỷ đồng hỗ trợ cho 55 hội viên vay để thực hiện các Dự án: “Trồng và chăm sóc cây ăn quả” ở xã Cư An; trồng dứa, cây ăn quả, chuyển đổi cây trồng ở xã Hà Tam, Yang Bắc, Ya Hội, An Thành, thị trấn Đak Pơ và Dự án chăn nuôi bò tại xã Phú An; nguồn vốn trung ương 450 triệu đồng được phân bổ cho 15 hội viên vay để thực hiện Dự án “Chăm sóc cây na” tại xã Cư An. 
Ông Lê Văn Dũng (thôn An Định, xã Cư An, huyện Đak Pơ) bên vườn nhãn trĩu quả. Ảnh Ngọc Minh
Ông Lê Văn Dũng (thôn An Định, xã Cư An, huyện Đak Pơ) bên vườn nhãn trĩu quả. Ảnh: Ngọc Minh
Bên cạnh hỗ trợ vốn, trong năm 2020, Hội Nông dân huyện cũng đã phối hợp với cơ quan chuyên môn mở lớp tập huấn hướng dẫn hội viên, nông dân về cách thức sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật trồng, chăm sóc rau theo tiêu chuẩn VietGAP, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất cho 560 lượt hội viên; đưa 156 hội viên đi tham quan học tập các mô hình cây ăn quả, rau màu có hiệu quả trên địa bàn. Cùng với đó, các cấp Hội tiếp tục duy trì hoạt động của các câu lạc bộ internet, các điểm truy cập internet công cộng, mạng xã hội Zalo, Facebook, sinh hoạt chi, tổ hội để kịp thời phổ biến thông tin về thị trường, khoa học kỹ thuật, công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp… cho hội viên, nông dân.
Theo Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đak Pơ, để nguồn vốn Quỹ HTND sử dụng đúng mục đích và hiệu quả, trong quá trình bình xét cho vay, Hội Nông dân huyện đều tiến hành khảo sát nhu cầu vay vốn, đánh giá hiệu quả dự án phát triển sản xuất của các hộ dân. Bên cạnh đó, Hội còn vận động hội viên tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi.
“Qua rà soát đánh giá nguồn vốn vay từ Quỹ HTND các cấp, hầu hết các hội viên được vay vốn đều sản xuất hiệu quả và trả nợ đúng hạn. Thời gian tới, Hội Nông dân huyện sẽ tranh thủ nguồn Quỹ HTND các cấp tiếp tục giải ngân cho hội viên, nông dân đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương”-ông Nhỏ thông tin.
 NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Lực lượng nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng xã Ia Kreng (huyện Chư Păh) tuần tra kiểm soát rừng. Ảnh: Lê Nam

Tăng cường quản lý, bảo vệ rừng dịp Tết

(GLO)- Tết đến xuân về là dịp để mọi người người sum vầy, đoàn viên cùng người thân, gia đình. Song, với những người làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng thì ngày Tết họ lại càng phải tăng cường hơn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR).

Người trồng hoa Tết thấp thỏm chờ giá tăng

Người trồng hoa Tết thấp thỏm chờ giá tăng

(GLO)- Nhờ gieo trồng đúng mùa và chăm sóc tỉ mỉ, những bông lay ơn, huệ, vạn thọ, cúc... đua nhau khoe sắc. Tuy nhiên, giá bán chỉ bằng một nửa so với mọi năm, các nhà vườn ở đây đang thấp thỏm mong chờ bán được giá cao những ngày sát Tết.

Gia đình ông Nguyễn Văn Vinh (làng Ia Sa) đã vươn lên làm giàu nhờ trồng mía. Ảnh: Đ.Y

Nông dân Hbông làm giàu từ cây mía

(GLO)- 7 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở xã Hbông (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã vươn lên làm giàu từ cây mía. Trong đó, nhiều hộ trồng mía có thu nhập từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng mỗi năm.

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Anh Trần Minh Tuấn (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chăm sóc các chậu hoa ngũ sắc của gia đình. Ảnh: Đ.L

Thu nhập khá từ hoa ngũ sắc

(GLO)- Từ những bụi cây ngũ sắc ngoài đồng, người nông dân Gia Lai đã tỉa tót, uốn nắn để chúng thành những chậu bonsai rực rỡ sắc màu đem lại thu nhập khá, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.