Quy định về an toàn thực phẩm với mỳ ăn liền và thanh long vào EU

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

EU tiếp tục duy trì yêu cầu bổ sung giấy Chứng nhận an toàn thực phẩm và tần suất kiểm tra 20% đối với mỳ ăn liền và thanh long có nguồn gốc từ Việt Nam.

Thanh long là một trong nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu vào EU. (Ảnh: Thu Hiền/TTXVN)
Thanh long là một trong nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu vào EU. (Ảnh: Thu Hiền/TTXVN)



Ngày 13/6, Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản gửi Cục Bảo vệ thực vật; Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) về việc cập nhật, rà soát Quy định liên quan đến cấp giấy Chứng nhận an toàn thực phẩm mặt hàng mỳ ăn liền và thanh long xuất khẩu vào thị trường EU.

Ngày 13/6/2022, EU chính thức thông báo ban hành Quy định (EU) 2022/913 ngày 30/5/2022 sửa đổi Quy định về các biện pháp kiểm soát thực phẩm xuất khẩu vào EU có hiệu lực từ 3/7/2022.

Theo quy định này, có một số sản phẩm nông sản, thực phẩm của Việt Nam xuất khẩu vào EU.

Cụ thể, đối với sản phẩm ăn liền, EU chính thức đưa bún, miến, phở ra khỏi danh mục quy định yêu cầu bổ sung giấy Chứng nhận an toàn thực phẩm theo Phụ lục 2, Quy định số (EU) 2021/2246 sửa đổi bổ sung Quy định (EU) 2019/1793 (thực phẩm ăn liền không có gói gia vị).

EU tiếp tục duy trì yêu cầu bổ sung giấy Chứng nhận an toàn thực phẩm và tần suất kiểm tra 20% đối với mỳ ăn liền có nguồn gốc từ Việt Nam (trong thành phần có chứa gia vị và một số nguyên liệu, phụ gia khác).

Đối với thanh long, EU tiếp tục duy trì trong danh mục yêu cầu bổ sung giấy Chứng nhận an toàn thực phẩm theo Phụ lục 2, Quy định số (EU) 2021/2246 sửa đổi bổ sung Quy định (EU) 2019/1793, giữ tần suất kiểm tra 20%.

Đối với một số nông sản khác như mùi tây, rau mùi, húng quế, bạc hà, đậu bắp và ớt thuộc giống Capsicum, EU giữ tần suất kiểm tra 50%.

Theo Văn phòng SPS Việt Nam, từ đầu năm đến 31/5/2022, Văn phòng SPS Việt Nam nhận được 36 thông báo từ Hệ thống thông báo an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu đối với hàng nông, thủy sản và thực phẩm xuất khẩu Việt Nam vi phạm quy định về an toàn thực phẩm của EU.

Cụ thể, thủy sản 7 thông báo, quả tươi 5 thông báo, gạo 4 thông báo, thảo mộc 2 thông báo, mỳ ăn liền 10 thông báo và 8 thông báo đối với các sản phẩm khác. Đặc biệt đối với sản phẩm mỳ ăn liền chứa Ethylene oxide vượt ngưỡng quy định của EU.

 

Theo Bích Hồng (TTXVN/Vietnam+)

 

Có thể bạn quan tâm

Giá cà phê xuất khẩu tăng 78,5%

Giá cà phê xuất khẩu tăng 78,5%

(GLO)- Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, trong tháng 1-2025, tuy xuất khẩu cà phê của nước ta chỉ đạt 140 ngàn tấn (giảm 41,1% so với cùng kỳ năm 2024), nhưng giá trị thu về lại tăng 5% so với cùng kỳ năm 2024, đạt 763 triệu USD.

Bentley Continental GT 2025 “cập bến” Việt Nam, giá khởi điểm 20 tỷ đồng

Bentley Continental GT 2025 “cập bến” Việt Nam, giá khởi điểm 20 tỷ đồng

(GLO)- Đây là thế hệ thứ 4 của Bentley Continental GT với nhiều sự nâng cấp mới về công nghệ và hệ truyền động hybrid. Tuy Continental GT 2025 được định vị là dòng xe Grand Tourer. Mẫu xe đến từ Anh Quốc này sở hữu thời gian tăng tốc đáng kinh ngạc, chỉ mất 3,2 giây để tăng tốc từ 0 lên 100 km/h.

Niêm yết giá, luật đã có sao chưa làm?

Niêm yết giá, luật đã có sao chưa làm?

Quán bún riêu nổi tiếng có tuổi đời chục năm ở Hà Nội đã bị đóng cửa ngay đầu năm mới, do hành khách tố phải trả 1,2 triệu đồng cho 3 bát bún. Khi bị dư luận phản ứng và cơ quan chức năng vào cuộc thì chủ quán thanh minh là "nói đùa" khi tính tiền.