Quy định mới về xét thăng hạng giảng viên đại học có hiệu lực từ tháng 6/2024

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên các trường đại học công lập, cao đẳng sư phạm là chính sách giáo dục hiệu lực từ tháng 6/2024.

Thông tư 05 của Bộ GD&ĐT có hiệu lực từ ngày 1/6, quy định về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các trường đại học công lập và trường cao đẳng sư phạm.

Tiêu chuẩn xét thăng hạng chức danh giảng viên chính

Theo Thông tư, viên chức giảng dạy trong các trường đại học công lập được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II) khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

Thứ nhất: trường đại học công lập có nhu cầu, có vị trí việc làm còn thiếu ứng với hạng chức danh nghề nghiệp viên chức xét thăng hạng và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ xét thăng hạng.

Thứ hai: Đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III).

Tiêu chuẩn xét chức danh mới với giảng viên đại học có hiệu lực từ tháng 6/2024. (Ảnh minh hoạ: VNU)

Tiêu chuẩn xét chức danh mới với giảng viên đại học có hiệu lực từ tháng 6/2024. (Ảnh minh hoạ: VNU)

Thứ ba: Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II). Đồng thời, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật.

Thứ tư: Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III); đủ tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II).

Tiêu chuẩn xét thăng hạng chức danh giảng viên cao cấp

Viên chức giảng dạy trong các trường đại học công lập được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I), khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

Thứ nhất: trường đại học công lập có nhu cầu, có vị trí việc làm còn thiếu ứng với hạng chức danh nghề nghiệp viên chức xét thăng hạng và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ xét thăng hạng.

Thứ hai: Đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II).

Thứ ba: Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I); có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật.

Thứ tư: Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I).

Tiêu chuẩn xét thăng hạng chức danh giảng viên cao đẳng

Viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II) khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

Thứ nhất: Trường cao đẳng sư phạm có nhu cầu, có vị trí việc làm còn thiếu ứng với hạng chức danh nghề nghiệp viên chức xét thăng hạng và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ xét thăng hạng.

Thứ hai: Đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm (hạng III).

Thứ ba: Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II); có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật.

Thứ 4: Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm (hạng III), đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II).

Thông tư số 31 năm 2021 quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng; nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm và trường đại học công lập hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư 05 có hiệu lực thi hành.

Có thể bạn quan tâm

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

(GLO)- Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức lễ tổng kết và trao giải Đại sứ văn hóa đọc năm 2024. em Bùi Phạm Thùy Linh-Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Kim Đồng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đã đạt giải nhì toàn quốc và giải “Truyện ngắn khuyến đọc hay nhất”.