Nâng cao kỹ năng chuyển đổi số cho giảng viên, sinh viên trường nghề ở Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 24-10, Trường Cao đẳng Gia Lai phối hợp với Viện Nghiên cứu sức khỏe và Phát triển giáo dục Tây Nguyên tổ chức hội nghị nâng cao nhận thức và kỹ năng chuyển đổi số (CĐS) trong hoạt động quản lý, phát triển dịch vụ và khởi nghiệp sau đào tạo nghề.

Tiến sĩ Lê Doãn Hợp-nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trao đổi về giá trị và tầm quan trọng của CĐS. Ảnh: Mộc Trà
Tiến sĩ Lê Doãn Hợp-nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trao đổi về giá trị và tầm quan trọng của CĐS. Ảnh: Mộc Trà

Dự hội nghị có Tiến sĩ Lê Doãn Hợp-nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Viện trưởng Viện Ứng dụng công nghệ và CĐS; đại diện lãnh đạo các Sở: Thông tin và Truyền thông, Lao động-Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và PTNT; đại diện Viện Nghiên cứu sức khỏe và Phát triển giáo dục Tây Nguyên, Công ty cổ phần Công nghệ mới phát triển quốc tế KTS Group, Công ty cổ phần Phát triển Khoa học công nghệ quốc tế KTS Beyond; tập thể Ban Giám hiệu và 300 giảng viên, sinh viên của Trường Cao đẳng Gia Lai.

Trong thời gian 1 ngày, các đại biểu, giảng viên, sinh viên dự hội nghị đã được nghe tham luận về nâng cao nhận thức và kỹ năng CĐS cho cán bộ quản lý đơn vị, giảng viên thực hiện công tác giáo dục nghề nghiệp và khởi nghiệp; mô hình CĐS hiệu quả cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai công tác quản lý và phát triển dịch vụ sau đào tạo nghề; quy trình thực hiện CĐS hiệu quả cho trường nghề, giới thiệu nền tảng công nghệ CĐS phù hợp cho quản lý đơn vị, phát triển dịch vụ và khởi nghiệp sau đào tạo nghề; giới thiệu nền tảng CĐS phục vụ cho thực hành trong đào tạo nghề, phát triển các dịch vụ…

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Mộc Trà
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Mộc Trà

Đại diện một số doanh nghiệp, sinh viên khởi nghiệp thành công cũng chia sẻ kinh nghiệm về ứng dụng CĐS trong hoạt động khởi nghiệp. Ngoài ra, tại hội nghị, các giảng viên, sinh viên còn được hỗ trợ tải nền tảng, trải nghiệm sử dụng ứng dụng sản phẩm và một số sản phẩm phát triển dịch vụ sau đào tạo nghề, mua sắm sản phẩm trên nền tảng số.

Hội nghị nhằm giúp đội ngũ cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên trường nghề nắm vững ý nghĩa, giá trị, nâng cao nhận thức về CĐS; từ đó, vận hành và ứng dụng công nghệ trong khi học nghề cũng như sau đào tạo nghề, xây dựng nghề nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

Chị Siu H’Teo (ở giữa, làng Phung, xã Ia Phang) phấn khởi khi kinh tế của gia đình ngày càng ổn định. Ảnh: Q.T

Đào tạo nghề: “Chìa khóa” thoát nghèo bền vững ở Chư Pưh

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Chư Pưh đã triển khai hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Qua đó, người dân được định hướng, tiếp cận nghề nghiệp mới, góp phần cải thiện thu nhập và thoát nghèo bền vững.

'Siết' chỉ tiêu xét tuyển sớm: Các trường top dưới sẽ gặp khó?

'Siết' chỉ tiêu xét tuyển sớm: Các trường top dưới sẽ gặp khó?

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non với nhiều điểm mới. Theo dự thảo, chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20%, điểm trúng tuyển không thấp hơn điểm chuẩn của đợt xét tuyển theo kế hoạch chung của Bộ GD&ĐT.

Gia Lai phấn đấu 90% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 vào năm 2030

Gia Lai phấn đấu 90% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 vào năm 2030

(GLO)- Ngày 3-12, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch số 281-KH/TU ngày 11-10-2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 5-1-2024 của Bộ Chính trị về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2025-2030.