Quốc hội họp phiên bế mạc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Sau gần 1 tháng làm việc với tinh thần dân chủ, quyết liệt và đầy trách nhiệm, Quốc hội đã cơ bản hoàn thành khối lượng công việc đặt ra. Sáng 23-11, Quốc hội khóa XIV họp Phiên bế mạc kỳ họp thứ 2.
 

 

Tại phiên bế mạc, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV.

Phó Tổng thư ký Quốc hội Lê Bộ Lĩnh trình bày dự thảo Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV.

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV.

Tiếp đó, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

Phó Tổng thư ký Quốc hội Lê Bộ Lĩnh trình bày dự thảo Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

Sau khi thông qua 2 nghị quyết, Chủ tịch Quốc hội phát biểu bế mạc kỳ họp.

Nhìn lại gần 1 tháng làm việc với tinh thần dân chủ, quyết liệt và đầy trách nhiệm, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng, Quốc hội đã cơ bản hoàn thành xong khối lượng công việc đặt ra, từ xây dựng pháp luật, thảo luận và quyết định về các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao. Những vấn đề, nội dung được Quốc hội lựa chọn đưa vào chương trình làm việc lần này được cử tri đánh giá cao và rất tin tưởng.

Đại biểu ví dụ, ngay sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được cử tri làm trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn rất vui mừng và phấn khởi. Hay như những báo cáo kết quả Việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010 - 2015) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp cũng được cử tri rất hoan nghênh và ủng hộ...

Theo đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, chỉ trong thời gian ngắn, cử tri đã được chứng kiến một Quốc hội trách nhiệm, dân chủ và nhìn thẳng vào sự thật. Quốc hội chỉ ra yếu kém, tồn tại trong các ngành, lĩnh vực; những hạn chế trong công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước, công tác quy hoạch... Với trách nhiệm trước cử tri cả nước, các vấn đề quốc kế dân sinh đã được Quốc hội đặt lên bàn nghị sự, thảo luận nghiêm túc, trách nhiệm.

Đại biểu cho rằng, sôi động nhất và cũng hiệu quả nhất chính là hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Nét mới của năm nay, của nhiệm kỳ này là lần đầu tiên Quốc hội áp dụng hình thức giơ bảng tranh luận trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Do vấn đề thời gian, nên mỗi đại biểu chỉ được quyền giơ bảng một lần đối với một vấn đề, nhưng mỗi đại biểu đều thể hiện cách nhìn, chính kiến khác nhau. Vì thế, chỉ cần 5 - 6 đại biểu Quốc hội giơ bảng tranh luận thì đã phản ánh được các góc cạnh của vấn đề đặt ra. Qua hình thức giơ bảng tranh luận này, cũng thể hiện rõ cho đại biểu Quốc hội cũng như cử tri thấy được bộ trưởng, trưởng ngành có nắm chắc ngành, lĩnh vực được giao quản lý không?

Theo đại biểu Phương, đây là cải tiến, đổi mới rất đáng hoan nghênh, cần được tiếp tục phát huy trong các kỳ họp tới. Dù hình thức khá truyền thống, phổ thông, nhưng hiệu quả là thực chất. Nhiều vấn đề tranh luận đã được làm rõ ngay tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Bên cạnh đó, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian cho công tác lập pháp. Điều này cho thấy Quốc hội theo rất sát nhu cầu từ cuộc sống để đưa ra những thay đổi cần thiết. Những dự án: Luật Quy hoạch, Luật Đường sắt (sửa đổi), Luật về Hội… được Quốc hội cho ý kiến lần đầu đều rất quan trọng, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

Theo Chinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Bí thư Chi bộ thôn 6 Lê Viết Bích Huệ (bìa trái) trao đổi công tác tổ chức đại hội chi bộ điểm với Bí thư Đảng ủy xã Ia Blang Hà Đình Thủy. Ảnh: P.D

Đảng bộ xã Ia Blang tích cực chuẩn bị đại hội điểm

(GLO)- Đảng bộ xã Ia Blang được Ban Thường vụ Huyện ủy Chư Sê (tỉnh Gia Lai) chọn tổ chức đại hội điểm nhiệm kỳ 2025-2030 để rút kinh nghiệm trước khi chỉ đạo chung ra diện rộng. Ý thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ này, Đảng ủy xã đã khẩn trương triển khai công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội.

Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Phạm Thị Tố Hải tặng quà cho cán bộ và Nhân dân bôn Rưng Ma Nhiu nhân Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Ảnh: Vũ Chi

Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Phạm Thị Tố Hải dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại bôn Rưng Ma Nhiu

(GLO)- Sáng 9-11, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Gia Lai Phạm Thị Tố Hải đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con bôn Rưng Ma Nhiu (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa) nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam.