Quảng trường Đại Đoàn Kết: Điểm đến ấn tượng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Năm 2017, Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) bình chọn là một trong 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất Gia Lai. 5 năm sau ngày khánh thành, Quảng trường càng khẳng định sức thu hút, trở thành điểm đến không thể thiếu của du khách khi đặt chân tới Gia Lai.
Quảng trường Đại Đoàn Kết được chọn làm nơi tổ chức nhiều lễ hội cấp tỉnh. Ảnh: Đ.T
Quảng trường Đại Đoàn Kết được chọn làm nơi tổ chức nhiều lễ hội cấp tỉnh. Ảnh: Đ.T
Quảng trường Đại Đoàn Kết được thành lập theo Quyết định 564/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 16-11-2012 với khuôn viên rộng 12 ha gồm nhiều hạng mục như: Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên; phù điêu bằng đá mô tả cuộc sống, sinh hoạt của các dân tộc Tây Nguyên; mô hình núi Hàm Rồng; 2 hồ phun nghệ thuật; 205 ô cỏ và hàng trăm loại cây xanh. Nằm trong quần thể các công trình kiến trúc văn hóa-lịch sử như Bảo tàng cổ vật, Bảo tàng tỉnh, Bảo tàng Hồ Chí Minh-Chi nhánh Gia Lai và Kon Tum, Quảng trường Đại Đoàn Kết được ví như trái tim của TP. Pleiku.
Sau khi khánh thành, Quảng trường Đại Đoàn Kết là một trong những công trình xác lập được nhiều kỷ lục nhất cả nước. Đầu tiên, công trình được Guiness Việt Nam công nhận là quảng trường có tượng Bác Hồ bằng đồng lớn nhất; bộ cồng chiêng lớn nhất; bức phù điêu bằng đá lớn nhất với diện tích 600 m2. Hội Đá quý Việt Nam cũng công nhận Quảng trường có cột đá ghép nhiều trụ đá nhất; bức thư tạc trên tảng đá nặng nhất (135 tấn). Tiếp đó, Bộ Xây dựng công nhận công trình đạt huy chương vàng về chất lượng; Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận đây là một trong 10 sự kiện về văn hóa nổi bật nhất của năm 2012; Ban Tuyên giáo Trung ương công nhận Quảng trường đạt giải A về công trình “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Ảnh: Đ.T
Ảnh: Đ.T
Những năm qua, Quảng trường đã thu hút đông đảo người dân, đại biểu và du khách đến thăm viếng, vui chơi. Năm đầu tiên khánh thành, Ban Quản lý Quảng trường đã tổ chức dâng hoa, báo công cho 60 đoàn với khoảng 4.500 lượt người, trong đó có gần 20 đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam dâng hoa, dâng hương và trồng cây lưu niệm; đồng thời đón khoảng 7.600 lượt khách tham quan, dâng hương tại nhà thờ Bác Hồ. Đặc biệt, có đến gần 50 ngàn lượt người trong tỉnh đến tham quan, vui chơi giải trí. Năm 2017, số đoàn đến dâng hoa, báo công tăng lên gần gấp 3 lần (so với năm 2013) với hơn 160 đoàn trong và ngoài tỉnh. Theo kế hoạch phối hợp giữa Bảo tàng tỉnh, Bảo tàng Hồ Chí Minh-Chi nhánh Gia Lai và Kon Tum, Nhà truyền thống Lực lượng vũ trang và nhân dân tỉnh (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh), Bảo tàng Quân đoàn 3 cùng Quảng trường, đây cũng trở thành nơi đón tiếp, hướng dẫn khoảng 4.000 lượt học sinh đến từ các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn TP. Pleiku tham quan, học tập ngoại khóa. Ngoài ra, số lượng nhân dân, du khách đến tham quan, vui chơi giải trí ước tính khoảng gần 190 ngàn lượt người, tăng gần 4 lần so với năm 2013. Riêng 6 tháng đầu năm 2018 đã có 85 đoàn trong và ngoài nước đến đây dâng hoa, báo công; khoảng 100 ngàn lượt người đến tham quan, vui chơi giải trí.
 Quảng trường Đại Đoàn Kết nhìn từ trên cao. (Ảnh: internet)
Quảng trường Đại Đoàn Kết nhìn từ trên cao. (Ảnh: internet)
Nằm ở vị trí trung tâm, không gian rộng lớn, môi trường trong lành nên Quảng trường Đại Đoàn Kết đã trở thành nơi tổ chức nhiều hoạt động lớn của tỉnh như các lễ hội cấp tỉnh, đường hoa, hội sách, triển lãm… Các câu lạc bộ, hội nhóm cũng chọn đây làm nơi sinh hoạt văn hóa-văn nghệ như nhóm Du ca Phố núi, Câu lạc bộ Sáo trúc Gia Lai… Đến thăm Quảng trường mới đây, bà Phan Thị Nguyệt-Phó Giám đốc Ban Quản lý Quảng trường Nguyễn Tất Thành (tỉnh Tuyên Quang) nhận xét: “Lần đầu tiên đến thăm, tôi thật sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thiên nhiên, cảnh quan môi trường và hệ thống cây xanh ở đây. Có cả nhà bát giác làm nơi tránh mưa nắng cho các du khách từ xa nữa. Ngoài phục vụ công tác chính trị thì đây thật sự là một công trình phúc lợi tận tâm phục vụ nhân dân. Qua buổi tham quan tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, chúng tôi đã ghi nhận và học hỏi rất nhiều về nghiệp vụ quản lý quảng trường”. Còn ông Hồ Mậu Long (65 tuổi, cán bộ hưu trí trú tại tổ 3, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) thì chia sẻ: “Từ khi có Quảng trường, chúng tôi rất phấn khởi vì có một không gian trong lành để rèn luyện sức khỏe”.  
Y Phương

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai thành lập tổ công tác liên ngành triển khai chuyển tiếp quản lý về đầu tư công

Gia Lai thành lập tổ công tác liên ngành triển khai chuyển tiếp quản lý về đầu tư công

(GLO)- Ngày 12-5, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung ký Quyết định số 256/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác liên ngành triển khai chuyển tiếp quản lý các chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch đầu tư công trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp.

Kỷ niệm với Chư Păh

Kỷ niệm với Chư Păh

(GLO)- Trước đây, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) được đặt tên là Khu 4. Khu 4 bao gồm cả vùng phía Bắc đường 19B, Đông giáp thị xã Pleiku và phía Tây đường 14, Bắc giáp tỉnh Kon Tum, Tây giáp nước bạn Campuchia.

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

(GLO)- Ngày 6-5, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Công văn số 1185/UBND-KGVX về việc tiếp tục triển khai thực hiện kiến nghị, đề xuất của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và phát triển các mô hình công tác xã hội nhân đạo.

Gia Lai: Cắt giảm thời gian giải quyết các TTHC liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế

Gia Lai: Cắt giảm thời gian giải quyết các TTHC liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế

(GLO)- Ngày 5-5, Sở Y tế tỉnh Gia Lai có Thông báo số 1901/TB-SYT về việc cắt giảm thời gian giải quyết đối với các thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị năm 2025.

Gia Lai: Công bố 23 TTHC được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản

Gia Lai: Công bố 23 TTHC được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản

(GLO)- Ngày 5-5, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung ký ban hành Quyết định số 428/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 23 thủ tục hành chính (TTHC) được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Môi trường.

Nghĩa tình nơi biên giới

Nghĩa tình nơi biên giới

(GLO)- Tôi có mấy người bạn thân từ Hà Nội và Quảng Ngãi lên thăm Gia Lai, nguyện vọng của họ là muốn lên biên giới, thăm những người lính Biên phòng. Vậy là mình lại có thêm cái cớ để ngược hướng biên cương.

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

(GLO)- Sau hơn 15 năm thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Chư Sê, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã đoàn kết, chung sức vượt qua mọi khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào.

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc

(GLO)- Ngày 29-4, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đã ký Quyết định số 420/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 2 thủ tục hành chính (TTHC) sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực công tác dân tộc thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Ia Pa: Dấu ấn 22 năm

Ia Pa - Dấu ấn 22 năm

(GLO)- Trải qua 22 năm xây dựng và phát triển, cán bộ và đồng bào các dân tộc huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh.