Quảng Ngãi lần đầu tiên tổ chức cuộc thi bơi vượt biển tại đảo Lý Sơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lần đầu tiên tỉnh Quảng Ngãi tổ chức cuộc thi bơi vượt biển tại đảo Lý Sơn. Các vận động viên đã bơi từ đảo Lớn sang đảo Bé với chiều dài 3 hải lý.
Ngày 23.7, Liên đoàn Điền kinh tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với huyện đảo Lý Sơn tổ chức bơi vượt biển. Tham dự cuộc thi có 9 vận động viên không chuyên đến từ tỉnh Quảng Ngãi và TP.Đà Nẵng, trong đó có 1 vận động viên nữ.
 
9 vận động viên bơi vượt biển tại Lý Sơn. Ảnh: Hải Phong
9 vận động viên bơi vượt biển tại Lý Sơn. Ảnh: Hải Phong
Điểm xuất phát bơi từ bãi biển thạch cổng Tò Vò (đảo Lớn) đến bãi trước đảo Bé thuộc huyện đảo Lý Sơn. Trong suốt quá trình bơi, các vận động viên được mang theo phao cá nhân và được phép nghỉ ngơi.
 
Lực lượng chức năng chèo Sup theo hỗ trợ vận động viên khi cần thiết. Ảnh: Hải Phong
Lực lượng chức năng chèo Sup theo hỗ trợ vận động viên khi cần thiết. Ảnh: Hải Phong
Ông Đặng Hồng Sơn, Phó chủ tịch Liên đoàn Điền kinh tỉnh Quảng Ngãi, cho biết bơi vượt biển cự ly dài là môn thể thao mới tại Quảng Ngãi, do đó yếu tố an toàn được đặt lên hàng đầu và quyết định thành công của sự kiện.
“Trước khi tổ chức, chúng tôi đã theo dõi tình hình thời tiết, dòng chảy, những biến động trên biển và nhận thấy hôm nay điều kiện bơi khá an toàn cho vận động viên”, ông Sơn cho biết thêm.
 
Lãnh đạo H.Lý Sơn tặng hoa chúc mừng các vận động viên. Ảnh: Hải Phong
Lãnh đạo H.Lý Sơn tặng hoa chúc mừng các vận động viên. Ảnh: Hải Phong
Trong quá trình bơi, ban tổ chức đã bố trí 2 ca nô cùng lực lượng cứu hộ, y tế với đầy đủ phao cứu hộ. Ngoài ra, có 2 thuyền thúng do ngư dân dày dặn kinh nghiệm điều khiển, huy động để dẫn đường và hỗ trợ vận động viên khi có sự cố xảy ra. Sau 2 giờ bơi vượt biển với chiều dài hơn 3 hải lý, các vận động viên đã về đích an toàn.
“Tôi đã đến đảo Bé bằng ca nô, nhưng lần này tôi đến đảo Bé bằng một cách đặc biệt hơn. Hành trình bơi hơn 3 hải lý đến đảo Bé đối với tôi vô cùng đặc biệt và đáng nhớ”, chị Nguyễn Thị Khánh Ly, vận động viên bơi đến từ TP.Đà Nẵng, chia sẻ.
Theo Hải Phong (TNO)
 

Có thể bạn quan tâm

Sôi động mùa hè võ thuật nơi cao nguyên

Sôi động mùa hè võ thuật trên cao nguyên

(GLO)- Trong kỳ nghỉ hè năm nay, nhiều học sinh ở khu vực vùng cao tỉnh Gia Lai lựa chọn tham gia các lớp học võ thuật nhằm rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể chất. Các lớp học võ còn là môi trường để phát hiện, bồi dưỡng những tài năng trẻ, góp phần phát triển phong trào võ thuật địa phương.

Gìn giữ và phát huy thể thao truyền thống

Gìn giữ và phát huy thể thao truyền thống

(GLO)- Những năm qua, các hoạt động thể thao truyền thống nhận được sự quan tâm, đầu tư tổ chức từ chính quyền địa phương và ngành chức năng. Người dân cũng tích cực duy trì việc tập luyện và thi đấu, góp phần nâng cao sức khỏe, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.

Ông Võ Ngọc Lương bên những thành tích bản thân đã đạt được. Ảnh: R.H

“Truyền lửa” đam mê Karate cho thế hệ trẻ

(GLO)- Tại Gia Lai, Ông Võ Ngọc Lương và thầy R’Ô Thanh đã trở thành những nhân tố tích cực trong việc lan tỏa và phát triển phong trào Karate tại địa phương. Bằng tâm huyết và sự kiên trì, họ không chỉ giành được thành tích đáng tự hào mà còn góp phần “truyền lửa” đam mê Karate cho thế hệ trẻ.

 Ia Dom: “Chiếc nôi” của môn bắn nỏ

Ia Dom: “Chiếc nôi” của môn bắn nỏ

(GLO)- Với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) xã Ia Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), bắn nỏ là môn thể thao yêu thích. Những năm qua, xã có nhiều vận động viên đạt thành tích cao tại các hội thi và trở thành “chiếc nôi” của môn bắn nỏ.

Anh Lok hướng dẫn con gái út cách ngắm bắn nỏ sao cho chính xác nhất. Ảnh: Vũ Chi

Gia đình “cung thủ” ở Ayun Pa

(GLO)- Bà con ở tổ 9, phường Đoàn Kết (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) gọi gia đình anh Ksor Lok bằng cái tên trìu mến là “gia đình cung thủ” vì giành nhiều huy chương môn bắn nỏ tại giải thể thao các cấp. Các con của anh đều sử dụng nỏ thành thạo. Anh cũng là người chế tác nỏ nổi tiếng trong vùng.

null