Quảng Nam: Phát hiện một cá thể rùa đầu to nằm trong sách đỏ thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 10-4, ông Châu Minh Ninh, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Bắc Trà My cho biết, trong lúc lực lượng tuần tra rừng tại địa bàn xã Trà Giang đã phát hiện một cá thể rùa quý hiếm bị mắc dây rừng.

Ngay sau khi phát hiện, các nhân viên của ban quản lý đã giải thoát cho cá thể rùa. Đồng thời kiểm tra tình trạng sức khỏe và thả về môi trường tự nhiên.

Cá thể rùa đầu to được phát hiện khi mắc vào dây rừng không di chuyển được
Cá thể rùa đầu to được phát hiện khi mắc vào dây rừng không di chuyển được

Theo quan sát, cá thể rùa này có trọng lượng gần 1kg và dài khoảng 20cm. Có đuôi dài gần bằng với thân, đầu được phủ bởi các mảnh sừng rất cứng không thụt vào mai được, hàm trên tạo thành móc giống mỏ vẹt. Đây chính là đặc điểm nhận dạng của rùa đầu to.

Theo Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Bắc Trà My, loài này sống ở các khe suối trong rừng, nơi nước trong và chảy chậm ở độ cao trên 600m so với mặt nước biển. Khi trưởng thành rùa đầu to có thể đạt kích thước mai khoảng hơn 20cm. Loài rùa này được liệt kê vào nhóm cực kỳ nguy cấp trong sách đỏ thế giới do bị khai thác, buôn bán quá mức, nếu không ngăn chặn, loài này sẽ biến mất trong tương lai gần.

Đây là cá thể rùa đã trưởng thành

Đây là cá thể rùa đã trưởng thành

Ở Việt Nam, rùa đầu to thuộc nhóm IB trong danh sách được bảo vệ nghiêm ngặt tại Nghị định 06/2019/NĐ-CP, được liệt kê vào danh sách những loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm cần được bảo vệ thuộc nghị định 64/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Các hành vi vi phạm liên quan đến rùa đầu to sẽ bị xử phạt nặng.

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Gia đình chị Rơ Châm Khi (làng Krăi) được UBND thị trấn Phú Hòa hỗ trợ 1 con bò giống để làm sinh kế vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Phú Hòa: Người dân thoát nghèo nhờ tiếp cận thông tin

(GLO)- Nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, hướng đến giảm nghèo bền vững, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thị trường và kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động.