Quảng Bình: Làm căn cước, tìm được người thân sau gần 40 năm mất tích

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ngày 12-11, ông Trương Văn Long, Chủ tịch UBND xã An Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) cho biết, trên địa bàn, qua rà soát làm thẻ căn cước công dân, đã tìm ra một người địa phương lưu lạc ở miền Nam suốt 39 năm.

Đó là trường hợp ông Trương Văn Phong (sinh năm 1964, thôn Cao Xuân, xã An Ninh). Theo ông Long, năm 1984, ông Phong có cự cãi với cha mẹ, sau đó ông Phong bỏ đi biệt tăm. Gia đình tìm kiếm nhiều năm nhưng không có thông tin và cứ tưởng ông Phong mất tích. Chính quyền địa phương sau một năm tìm kiếm cũng đưa ông Phong vào diện mất tích.

Ông Phong (bìa trái) cùng vợ và người thân ở Đồng Nai

Ông Phong (bìa trái) cùng vợ và người thân ở Đồng Nai

Đầu tháng 11-2023, UBND xã An Ninh nhận được điện thoại từ công an phường Xuân Thanh, TP Long Khánh (tỉnh Đồng Nai) xác minh danh tính ông Phong khi nghe người này nói về thông tin quê quán ở thôn Cao Xuân, xã An Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình), nhằm làm căn cước công dân.

Qua thông tin, ông Trương Văn Thường, xã đội phó phát hiện đó là anh trai mình, người mất tích 39 năm qua với các nhận diện riêng khi ông Phong ở quê.

Ông Phong về với gia đình ở quê

Ông Phong về với gia đình ở quê

Từ đó, gia đình đón ông Phong cùng vợ con trở về làm các thủ tục giấy tờ để ông Phong được Công an Đồng Nai cấp căn cước công dân.

Theo ông Long, hiện Công an tỉnh Quảng Bình đã trích lục tàng thư, để cấp lại giấy khai sinh, từ đó mới có cơ sở cấp căn cước công dân gắn chíp điện tử, định danh cá nhân.

Ông Trương Văn Phong (bìa trái) cùng người thân

Ông Trương Văn Phong (bìa trái) cùng người thân

Qua tìm hiểu, ông Phong vào Long Khánh làm thuê, cần cù lao động. Năm 1992, ông Phong lấy vợ là bà Lê Thị Thu Hồng (sinh năm 1968, quê gốc Quảng Trị, định cư tại Long Khánh).

Ông Phong và bà Hồng sinh được 2 người con gái, trong đó một người đã lập gia đình, còn người con gái út đang làm công nhân nhà máy ở Đồng Nai. Cuộc sống hiện tại của ông Phong được nói là khó khăn.

Ông Phong chụp ảnh với đại gia đình sau gần 40 năm xa cách

Ông Phong chụp ảnh với đại gia đình sau gần 40 năm xa cách

Ông Phong có cha là ông Trương Văn Phát (1930 - 2020), mẹ là bà Trần Thị Thẻo (1939 - 2022). Ông Phát, bà Thẻo sinh được 9 người con, 8 nam 1 nữ. Ông Phong là con cả.

Khi vào Long Khánh, ông Phong khai tên thành Trương Văn Thạch, vợ con nhiều lần gặng hỏi quê ở đâu để về thăm gia đình, nhưng nhiều năm liền, ông Phong chỉ nói ở Quảng Bình, không nói nguyên quán huyện, xã thôn.

Đầu tháng 11-2023, do làm căn cước công dân, địa phương rà soát mới biết ông Thạch có tên thật là Phong. Từ đó, ông Phong mới về quê sau gần 40 năm biệt tăm.

Tìm được người thân, gia đình ông Phong đã tổ chức đón về quê, nhưng khi về thì cha mẹ của ông Phong đã mất.

Có thể bạn quan tâm

Chung tay hỗ trợ người dân thoát nghèo

Chung tay hỗ trợ người dân thôn 5 thoát nghèo

(GLO)- Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về tăng cường công tác kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị với thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số, Sở Nông nghiệp và PTNT đã có nhiều giải pháp hỗ trợ theo nhu cầu thực tế để người dân thôn 5 (xã Pờ Tó, huyện Ia Pa) thoát nghèo.
Phát triển không gian xanh, môi trường thân thiện và đầu tư cơ sở vật chất tại các cơ sở trợ giúp xã hội, cai nghiện ma túy

Phát triển không gian xanh, môi trường thân thiện tại các cơ sở trợ giúp xã hội

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có văn bản chỉ đạo, triển khai Công văn số 3681/BLĐTBXH-CBTXH ngày 12-8-2024 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc phát triển không gian xanh, môi trường thân thiện và củng cố, đầu tư cơ sở vật chất tại các cơ sở trợ giúp xã hội, cai nghiện ma túy.
Hạnh phúc của cậu bé Rơ Mah Tú ở làng Nú 2

Cậu bé Rơ Mah Tú hạnh phúc trong ngôi nhà mới

(GLO)- Thiếu vắng hơi ấm của cha từ nhỏ, đến ngày 27-8 vừa qua, em Rơ Mah Tú (làng Nú 2, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) mới cảm nhận được tình cảm này. Em được Đồn Biên phòng Ia Chía nhận làm “Con nuôi Đồn Biên phòng” và đón về nuôi tại tổ công tác địa bàn của đơn vị tại làng Beng.

Tết Độc lập của những người con quê Bác tại Gia Lai

Tết Độc lập của những người con quê Bác tại Gia Lai

(GLO)-

Như một lời hẹn ước, 2-9 hàng năm, những người con của mảnh đất Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) hiện sinh sống tại Gia Lai lại hội tụ cùng nhau. Với họ, đó là một ngày Tết Độc lập rất đặc biệt khi được ngồi bên nhau hàn huyên trong niềm tự hào là người con của mảnh đất nơi Bác Hồ sinh ra.

“Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa”

“Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa”

(GLO)- Trong trường ca “Theo chân Bác” của Tố Hữu có 4 câu khiến tôi thuộc từ ngay lần đầu đọc, đó là: “Anh dắt em vào cõi Bác xưa/Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa/Có hồ nước lặng sôi tăm cá/Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa”.
Ghi ở Măng Bút

Ghi ở Măng Bút

Tinh thần của Chiến thắng Măng Bút 50 năm trước sẽ tiếp tục lan tỏa, sẽ tiếp tục truyền niềm tin và khát vọng cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Măng Bút vươn lên xây dựng cuộc sống no ấm.