Cô gái Pháp xinh đẹp được ba mẹ đưa về TP.HCM tìm mẹ ruột: Xúc động tình cảm người Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mới đây, câu chuyện một cô gái người Pháp đến TP.HCM tìm mẹ được mạng xã hội chia sẻ ào ạt vì quá xúc động. Ít ai biết, đồng hành cùng cô trong chuyến đi lần này là ba mẹ nuôi, một cặp vợ chồng Pháp.

Đó là câu chuyện của Emma Kiener (26 tuổi), lấy đi không ít nước mắt và sự đồng cảm của nhiều người. Đằng sau hành trình tìm lại cội nguồn của cô gái trẻ, là 25 năm không thôi day dứt về gốc gác của mình.

Mẹ tôi là ai?

Lớn lên ở mảnh đất xinh đẹp và yên bình Périgueux (tỉnh Dordogne, thuộc vùng Nouvelle-Aquitaine của Pháp), Emma sống trong tình yêu thương vô bờ của ba mẹ nuôi. Với cô, đó là niềm hạnh phúc lớn lao không gì sánh kịp.

Thế nhưng, ngay từ nhỏ, chính sự khác biệt về ngoại hình của mình so với các bạn cùng trang lứa, đã khiến chị không thôi thắc mắc về nguồn cội của mình, rằng: “Gia đình tôi đang ở đâu?”, “Mẹ ruột của tôi là ai?”, “Việt Nam, mảnh đất quê hương tôi như thế nào?”, “Còn ai nhớ tới sự tồn tại của tôi không?”...


 

 Emma, nay đã là một cô gái xinh đẹp với công việc tư vấn viên ở Pháp. Ảnh: NVCC
Emma, nay đã là một cô gái xinh đẹp với công việc tư vấn viên ở Pháp. Ảnh: NVCC


“Hồi nhỏ, có nhiều lúc bạn bè tôi hỏi, rằng, tôi đến từ đâu, tôi chỉ biết trả lời mình sống ở Périgueux. Nhưng mà, họ nói rằng đó không phải gốc gác của tôi, và tôi cũng thắc mắc nơi tôi sinh ra thực sự như thế nào”, chị nhớ lại.

Thêm vào đó, ngay từ những ngày tháng ấu thơ, ba mẹ đã không giấu việc, chị là một người con nuôi. Họ kể cho chị nghe về Việt Nam, về những ngày ông bà ghé mảnh đất này nhận nuôi chị và anh trai. Điều đó lại càng thôi thúc chị muốn tìm hiểu thêm về nguồn cội.


 

 Cùng với anh trai người Việt, Emma được ba mẹ Pháp nhận nuôi. Ảnh: NVCC
Cùng với anh trai người Việt, Emma được ba mẹ Pháp nhận nuôi. Ảnh: NVCC


Theo giấy tờ nhận nuôi được ba mẹ giữ gìn cẩn thận suốt 25 năm trời, chị Emma tên tiếng Việt là Nguyễn Thị Thanh Hạnh, được sinh ngày 5.10.1996. Sau khi bị mẹ bỏ lại tại bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM), chị được chuyển qua Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Tam Bình vào ngày 22.10.1996 và được một cặp vợ chồng người Pháp nhận nuôi. Đó cũng là gia đình hiện tại của chị.

 

Suốt 25 năm qua, cô gái không thôi thắc mắc về nguồn cội của mình. Ảnh: NVCC
Suốt 25 năm qua, cô gái không thôi thắc mắc về nguồn cội của mình. Ảnh: NVCC



Mẹ ruột của chị Emma, khai tên là Nguyễn Thị Thanh, nếu còn sống nay cũng đã 65 (hoặc 66 tuổi), từng ở tại địa chỉ 103, thị trấn Thủ Đức. “Ba mẹ tôi cũng kể, rằng trong giấy tờ tôi có một người chị hơn mình khoảng 10, 11 tuổi, hiện ước chừng khoảng 35, 36 tuổi”, chị nói thêm.

Mong chờ một phép màu

Một ngày đầu tháng 7, Emma cùng ba mẹ nuôi từ Pháp bay đến TP.HCM, với mục đích chính là tìm lại gia đình của cô. Cô gái cho biết đây là thời điểm thích hợp để cô có thể giải đáp mọi thắc mắc về gia đình ruột thịt của mình.

Ở đây, một số người Việt Nam đã đến tận sân bay đón gia đình, và hỗ trợ công cuộc tìm kiếm. Sau khi chia sẻ câu chuyện lên mạng xã hội, hàng loạt hội nhóm đã lan tỏa mong muốn tìm lại gia đình của Emma, cầu chúc cho cô có được một phép màu.

 

Ở Pháp, cô có một cuộc sống hạnh phúc nhưng vẫn không ngừng thắc mắc về nguồn cội. Ảnh: NVCC
Ở Pháp, cô có một cuộc sống hạnh phúc nhưng vẫn không ngừng thắc mắc về nguồn cội. Ảnh: NVCC



“Tôi thực sự xúc động và cảm kích trước tìm cảm, trái tim nồng hậu của người Việt Nam. Tôi không thể diễn tả hết sự biết ơn của mình. Ngay sau một ngày đăng tin, tôi đã nhận được thông tin, có một người nhận là chị gái của tôi và chúng tôi sẽ có một cuộc hẹn. Hy vọng may mắn sẽ mỉm cười”, cô gái nói.

Tâm sự với chúng tôi, mẹ của Emma cũng cho biết ngay từ nhỏ, gia đình đã không giấu giếm về gốc gác của con gái. Họ giữ gìn cẩn thận các giấy tờ để một ngày nào đó con có thể tìm được ba mẹ ruột. Vợ chồng bà ủng hộ con gái hết mình, và hy vọng con có thể giải đáp được khúc mắc mà mấy chục năm qua cô đang mang trong lòng.

Anh Đỗ Hồng Phúc (27 tuổi, Q.Gò Vấp) trước đó có biết đến câu chuyện của Emma. Biết cô và gia đình về Việt Nam, anh đã hỗ trợ họ từ sân bay và cũng giúp cô gái trên hành trình tìm mẹ. “Tôi xúc động trước hành trình cô ấy tìm lại cha mẹ và sẽ giúp đỡ hết lòng. Hiện chúng tôi đã nhận được một tin tức khả quan và đang xác minh”, anh thông tin.


 

Ở Pháp, cô có một cuộc sống hạnh phúc nhưng vẫn không ngừng thắc mắc về nguồn cội. Ảnh: NVCC
Ở Pháp, cô có một cuộc sống hạnh phúc nhưng vẫn không ngừng thắc mắc về nguồn cội. Ảnh: NVCC



Đến TP.HCM, Emma hiện đang ở cùng gia đình tại một khách sạn ở Q.1. Dù là lần đầu đến với Việt Nam, nhưng cô có cảm giác thân thuộc, có một sự kết nối và gần gũi đến lạ. Mọi thứ ở đây, cô thấy mình như được về nhà.

“Tôi sẽ ở lại đây tới cuối tháng 8, để tìm hiểu thêm về cuộc sống ở Việt Nam, còn ba mẹ tôi tầm 10 ngày nữa sẽ trở về nước. Dù không biết nói tiếng Việt, chỉ nói được 2 từ “Cảm ơn” thôi, nhưng tôi tin mình sẽ khám phá được nhiều điều về quê hương, về gia đình của mình”, chị tin tưởng.

Chia sẻ câu chuyện tìm mẹ của Emma, tài khoản Không Trung bình luận: “Người không quên nguồn cội là người có trái tim ấm áp. Chúc em mọi điều tốt đẹp”. “Địa chỉ 103 thị trấn Thủ Đức ngày xưa nay có thể tìm lại được. Mong là những thông tin con gái có được sẽ giúp con hội ngộ gia đình”, nickname Hoa Đinh Lăng bày tỏ.

Theo Cao An Biên (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

(GLO)- Khác với những phiên giao dịch việc làm thông thường, Hội chợ việc làm diễn ra tại TP. Pleiku ngày 6-5 do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) tổ chức là cầu nối mở ra cơ hội mới cho người đi xuất khẩu lao động trở về nước.

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội năm 2025.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

(GLO)- Tháng 10-1976, giữa thời điểm đất nước còn ngổn ngang tàn tích chiến tranh, đoàn cán bộ kỹ thuật gồm 40 người từ Thanh Hóa được điều động vào tỉnh Gia Lai-Kon Tum mang theo tri thức, nhiệt huyết và sứ mệnh góp phần tái thiết cuộc sống cho những vùng quê.

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang. Ảnh: An Phát

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) hiện có 76 người có uy tín. Nhiều năm qua, đội ngũ người có uy tín trở thành "những cánh chim đầu đàn" trong các phong trào thi đua yêu nước, làm tốt sứ mệnh tập hợp đoàn kết nhân dân chung tay xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

(GLO)- Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai (Sở Nội vụ) thông tin, ngày 6-5 tại Sàn giao dịch việc làm (20 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) sẽ tổ chức Hội chợ việc làm hỗ trợ cho lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và thực tập sinh tại Nhật Bản theo chương tình IM Japan về nước .

73 triệu người châu Phi thiếu lương thực trầm trọng

73 triệu người châu Phi thiếu lương thực trầm trọng

(GLO)- Ngày 29/4,Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và Cơ quan Phát triển Liên chính phủ (IGAD) khu vực Đông Phi công bố báo cáo số người đang phải trải qua tình trạng thiếu lương thực ở khu vực Đông và Trung châu Phi đã tăng lên 73 triệu người vào tháng 4.