Quân nổi dậy ở Myanmar đồng ý ngừng bắn với quân đội chính phủ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-Thiếu tướng Zaw Min Tun, phát ngôn viên chính quyền quân sự Myanmar, ngày 12/1 thông báo "với sự giúp đỡ của Trung Quốc, một cuộc họp được tổ chức tại thành phố Côn Minh, chúng tôi đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn".
Nhóm Quân đội giải phóng quốc gia Ta'ang ( TNLA) canh gác ở thị trấn Namhkam, bang Shan, Myanmar. Ảnh: AFP

Nhóm Quân đội giải phóng quốc gia Ta'ang ( TNLA) canh gác ở thị trấn Namhkam, bang Shan, Myanmar. Ảnh: AFP

Trong một thông báo cùng ngày, Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác nhận thông tin trên. Thông báo nêu Bắc Kinh đã tạo điều kiện cho đàm phán hòa bình giữa quân đội Myanmar và các nhóm nổi dậy Myanmar tại TP.Côn Minh (Trung Quốc) từ ngày 10 – 11/1, qua đó hai bên đã đồng ý ngừng giao tranh và giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán.

Bang Shan của Myanmar chứng kiến nhiều cuộc giao tranh kể từ khi liên minh nổi dậy phát động cuộc tấn công chống lại quân đội vào cuối tháng 10/2023. Tính tổng cộng, liên minh này tuyên bố đã chiếm giữ ít nhất 422 căn cứ và 7 thị trấn từ quân đội Myanmar tính từ ngày 27/10/2023, theo AFP.

Liên minh Huynh đệ tại miền bắc Myanmar cùng ngày cũng thông báo ngừng bắn với quân chính phủ. Đại diện nhóm vũ trang Quân đội Giải phóng Quốc gia Ta'ang (TNLA) Tar Bhone Kyaw cho biết họ "đồng ý mở lại thương mại qua biên giới" với Trung Quốc.

"Theo thỏa thuận, liên minh sẽ kiềm chế các đợt tập kích nhằm vào doanh trại của quân chính phủ và thị trấn. Quân đội Myanmar sẽ không mở các đợt không kích hoặc tập kích bằng vũ khí hạng nặng", một thủ lĩnh TNLA cho biết.

Liên minh Huynh đệ ở miền bắc Myanmar bao gồm TNLA, Quân đội Liên minh Dân chủ Quốc gia Myanmar (MNDAA) và Quân đội Arakan (AA). Hai nhóm còn lại chưa bình luận về thông tin trên.

Xung đột bùng phát tại miền bắc Myanmar từ tháng 10/2023 khi liên minh các nhóm vũ trang phát động đợt tấn công nhằm vào quân chính phủ. Họ chiếm một số thị trấn và trung tâm phục vụ hoạt động thương mại giữa Myanmar với Trung Quốc.

Sau khi một quả đạn pháo từ Myanmar rơi trúng thị trấn Nam Tản thuộc tỉnh Vân Nam ngày 3/1, Trung Quốc bày tỏ "vô cùng bất bình" và đã giao thiệp nghiêm khắc với các bên liên quan.

Giao tranh ở miền bắc Myanmar kích động các nhóm phiến quân khác tham gia tấn công quân chính phủ, làm xung đột lan rộng ra miền đông và miền tây nước này làm cho hơn 300.000 người phải sơ tán.

Có thể bạn quan tâm

Tăng cường công tác nắm thông tin, dự báo tình hình

Tăng cường công tác nắm thông tin, dự báo tình hình

(GLO)- Sáng 29-10, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị giao ban giữa Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh-Công an tỉnh-Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh sơ kết nhiệm vụ quý III và triển khai nhiệm vụ quý IV-2024. Đồng chí Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện

Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện

(GLO)- Nhờ triển khai thực hiện nghiêm nghị quyết của Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai và nhiệm vụ chính trị của đơn vị, thời gian qua, Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch (huyện Chư Prông) đã đạt được những thành tích nổi bật và khẳng định năng lực lãnh đạo toàn diện trên các mặt công tác.

Mong sớm được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh

Đề nghị sớm công nhận di tích lịch sử địa điểm máy bay chở tướng Mỹ bị du kích Puih Glớ bắn rơi

(GLO)- Nhằm tiếp tục thu thập thông tin, củng cố hồ sơ, sớm trình cấp có thẩm quyền xem xét, công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh, UBND huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức Hội thảo khoa học “Địa điểm máy bay Mỹ bị Puih Glớ cùng du kích xã Ia Hrung bắn rơi”.