Quân đoàn 3: Vang mãi bản hùng ca

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong 49 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Quân đoàn 3 không chỉ đóng góp quan trọng trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước mà còn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, góp phần phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn đứng chân.
Lãnh đạo Bộ Quốc phòng kiển tra công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu tại Quân đoàn 3. Ảnh: Danh Quang

Lãnh đạo Bộ Quốc phòng kiển tra công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu tại Quân đoàn 3. Ảnh: Danh Quang

Quân đoàn 3 được thành lập ngày 26-3-1975 trên cơ sở khối chủ lực Mặt trận Tây Nguyên. Tuy ra đời vào những năm tháng cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng các đơn vị hợp thành Quân đoàn đều có lịch sử, truyền thống từ thời kháng chiến chống Pháp, 11 năm đánh Mỹ trên chiến trường Tây Nguyên và Khu 5.

Chói ngời những chiến công

Lần giở trang ký ức về ngày thành lập đơn vị, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước-nguyên Tư lệnh Quân đoàn 3-bồi hồi kể lại: Ngày 26-3-1975, tại Sở Chỉ huy Sư đoàn 320A đóng tại xã Ea Tir (huyện Ea Hleo, tỉnh Đắk Lắk), Đại tướng Văn Tiến Dũng thay mặt Quân ủy Trung ương công bố quyết định thành lập Quân đoàn 3.

Đại tướng Văn Tiến Dũng giao nhiệm vụ mới cho Quân đoàn 3 là khẩn trương, nhanh chóng kết thúc Chiến dịch Tây Nguyên, thu quân cơ động về khu vực Dầu Tiếng-Tây Ninh, chuẩn bị tham gia Chiến dịch giải phóng Sài Gòn. Chậm nhất ngày 25-4-1975, đơn vị cuối cùng phải có mặt, riêng Sở Chỉ huy Quân đoàn ngày 10-4 có mặt để nhận lệnh. Quân đoàn 3 vừa được thành lập, khó khăn chồng chất.

Công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu là nhiệm vụ hàng đầu ở Quân đoàn 3. Ảnh: Danh Quang

Công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu là nhiệm vụ hàng đầu ở Quân đoàn 3. Ảnh: Danh Quang

Nhưng tự hào là đơn vị ra đời trong thời điểm quyết định của lịch sử nên cán bộ, chiến sĩ đã gấp rút lên đường. Toàn Quân đoàn đã có mặt tại vị trí tập kết sớm hơn 1 ngày so với quy định.

“Trên cuộc hành quân mang tầm thời đại ấy, tôi vẫn nhớ như in nhiều hộ dân dỡ nhà mình để giúp bộ đội làm cầu, huy động xe bò, xe trâu, thậm chí là mang vác giúp bộ đội. Sau này, tôi thường nói với đồng chí, đồng đội rằng cuộc hành quân ấy đã kết hợp được sức mạnh của một Tây Nguyên bất khuất, kiên trung và sức mạnh của một binh đoàn chủ lực được sinh ra từ mảnh đất này”-Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nhắc nhớ.

Nhớ về những đồng đội được phân công ở lại Tây Nguyên, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước xúc động chia sẻ: “Tây Nguyên đã giải phóng nhưng chính quyền còn non trẻ, các thế lực phản động ra sức chống phá. Vì vậy, nhiều đồng chí được giao ở lại để bảo vệ địa bàn, giúp đỡ người dân khắc phục hậu quả chiến tranh. Nhiệm vụ tiến về giải phóng Sài Gòn là hết sức gấp rút, nhưng bảo vệ Nhân dân Tây Nguyên, bảo vệ vùng giải phóng cũng là trách nhiệm nặng nề, cao cả. Do đó, những đơn vị được giao ở lại dẫu có rưng rưng nước mắt, dẫu có nuối tiếc vì không được trực tiếp tham gia trận đánh cuối cùng nhưng vẫn hăng say trên mặt trận mới”.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Lanh-Chính ủy Quân đoàn 3-thông tin: Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Bộ Quốc phòng, ngày 26-3-1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp-Tổng Tư lệnh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký Quyết định số 54 thành lập Quân đoàn 3. Chỉ sau 10 ngày thành lập, Quân đoàn vinh dự nhận nhiệm vụ tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đảm nhiệm tiến công trên hướng chủ yếu Tây Bắc Sài Gòn.

Quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo, phương châm tác chiến “Mạnh bạo, chắc thắng, đánh mạnh, đánh liên tục, nắm chắc thời cơ, đánh thọc sâu, phát triển nhanh”, toàn Quân đoàn hiệp đồng chặt chẽ, xốc tới, quét sạch mọi kháng cự của địch từ Trảng Bàng đến Củ Chi, Hóc Môn, Phú Hòa, thành Quan Năm và Trung tâm Huấn luyện Quang Trung.

Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, lá cờ của Sư đoàn 10 đã tung bay trên nóc Sở Chỉ huy không quân ngụy ở Sân bay Tân Sơn Nhất. Cùng giờ đó, lá cờ chiến thắng do tổ cắm cờ của Đại đội 10 (Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 28) đã tung bay trên tổng hành dinh Bộ Tổng Tham mưu ngụy. Trong chiến dịch này, Quân đoàn đã tiêu diệt và bắt sống 19.084 tên địch, góp phần cùng quân và dân cả nước kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc. Kết thúc chiến dịch, Quân đoàn được Bộ Tư lệnh chiến dịch đánh giá hoàn thành đặc biệt xuất sắc nhiệm vụ.

“Trải qua 49 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Quân đoàn vinh dự được Đảng và Nhà nước tuyên dương đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và nhiều phần thưởng cao quý khác. Quân đoàn có 81 tập thể và 47 cá nhân được tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”-Chính ủy Quân đoàn 3 cho hay.

Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

Tháng 4-1987, từ miền Bắc, Quân đoàn 3 được điều động trở lại địa bàn chiến lược Tây Nguyên. Từ đó đến nay, dưới sự lãnh đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và sự đùm bọc, sẻ chia của cấp ủy, chính quyền và đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, đoàn kết một lòng, chủ động, sáng tạo vượt qua mọi khó khăn, thử thách để xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.

Điểm nổi bật là Quân đoàn đã thường xuyên làm tốt công tác giáo dục, quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của Quân đội và tình cảm gắn bó máu thịt với Nhân dân.

Nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu luôn được đơn vị đặt lên hàng đầu. Quân đoàn 3 đã tham gia và tổ chức tốt nhiệm vụ diễn tập cấp chiến lược, chiến dịch và chiến thuật như: diễn tập chống khủng bố, diễn tập tác chiến chiến lược, diễn tập chiến đấu hiệp đồng quân binh chủng, diễn tập đối kháng, diễn tập động viên… được Quân ủy Trung ương, thủ trưởng Bộ Quốc phòng và cấp ủy, chính quyền địa phương tin tưởng, đánh giá cao.

Huấn luyện tân binh tại Quân đoàn 3. Ảnh: Danh Quang

Huấn luyện tân binh tại Quân đoàn 3. Ảnh: Danh Quang

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên: “Trong rất nhiều năm qua, Quân đoàn 3 đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, vận động Nhân dân trong phát triển kinh tế-xã hội.

Có thể nói hình ảnh cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 3 trong suốt thời gian qua đã thể hiện sự gắn kết keo sơn giữa bộ đội với Nhân dân; thể hiện tình cảm giữa các thế hệ lãnh đạo Quân đoàn với cấp ủy, chính quyền địa phương nơi đứng chân. Chúng tôi rất trân trọng những tình cảm này”.

Đại tá Nguyễn Bá Lực-Tư lệnh Quân đoàn 3-cho biết: “Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân đoàn luôn xác định huấn luyện là nhiệm vụ trung tâm, thường xuyên. Vì vậy, Quân đoàn đã chủ động sắp xếp, tổ chức biên chế theo hướng “tinh, gọn, mạnh” và đổi mới chất lượng huấn luyện. Quân đoàn coi trọng huấn luyện đồng bộ, chuyên sâu gắn với đối tượng và địa bàn tác chiến; kết hợp huấn luyện với truyền thụ kinh nghiệm chiến đấu, tổ chức chiến đấu, hợp đồng với các cấp chặt chẽ nhằm nâng cao trình độ xử lý tình huống diễn biến nhanh trong điều kiện thời gian chuẩn bị gấp.

Đơn vị cũng tổ chức diễn tập theo các phương án để nâng cao năng lực chỉ huy, hợp đồng tác chiến của người chỉ huy, khả năng chiến đấu của bộ đội, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống”.

Song song với đó, Quân đoàn 3 cũng chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương làm tốt công tác dân vận. Các đơn vị trong Quân đoàn đã tham gia hàng vạn ngày công giúp người dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, góp phần xây dựng hệ thống chính trị địa phương vững mạnh. Trong đó, các đơn vị đã giúp 18 xã trên địa bàn đóng quân đạt chuẩn nông thôn mới, di dời 248 ngôi nhà của người dân đến khu tái định cư.

Chính ủy Quân đoàn 3 cho biết thêm: “Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ của đơn vị không ngừng rèn luyện ý chí, bản lĩnh, nỗ lực khắc phục khó khăn, huấn luyện giỏi, chiến đấu cao. Đơn vị tiếp tục làm tốt công tác dân vận, tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, góp phần giữ vững và ổn định quốc phòng trên địa bàn đứng chân. Cán bộ, chiến sĩ quyết tâm xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, Quân đoàn tinh gọn, mạnh để thực sự là đơn vị chủ lực, cơ động trên chiến trường Tây Nguyên”.

Có thể bạn quan tâm

Chuyện ở chốt 383

Chuyện ở chốt 383

(GLO)- Tuy còn nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhưng cán bộ, chiến sĩ chốt 383 của Đồn Biên phòng Ia Púch (huyện Chư Prông) nỗ lực vượt lên để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ khu vực biên giới tiếp giáp với nước bạn Campuchia.

Công an Gia Lai được Bộ Công an biểu dương

Công an Gia Lai được Bộ Công an biểu dương

(GLO)- Ghi nhận những thành tích xuất sắc trong 15 ngày (từ 15 đến 29-12-2024) cao điểm tấn công trấn áp tội phạm đảm bảo an ninh, trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Công an tỉnh Gia Lai vừa vinh dự được Bộ Công an biểu dương.

Nhiều tập thể, cá nhân của Công an tỉnh Gia Lai được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen

Nhiều tập thể, cá nhân của Công an tỉnh Gia Lai được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen

(GLO)- Sáng 6-1, tại lễ chào cờ đầu năm 2025, Đại tá Phạm Hữu Trường-Phó Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai đã đọc thư chúc mừng năm mới của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh và trao bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc liên quan đến vụ án Phan Thị Thảo.

Niềm vui từ chương trình “Xuân Biên phòng-Ấm lòng dân bản”

Niềm vui từ chương trình “Xuân Biên phòng-Ấm lòng dân bản”

(GLO)-Chương trình “Xuân Biên phòng-Ấm lòng dân bản” được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Gia Lai phối hợp với các đơn vị tổ chức tại xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ với nhiều hoạt động đầy ý nghĩa đã mang lại niềm vui cho hàng ngàn người dân trên vùng biên giới mỗi dịp Tết đến, xuân về.