Nhân Ngày Môi trường thế giới (5/6), hiểu đúng về cốc giấy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)-Cốc giấy được nhiều người sử dụng nhưng có thể thải ra 25.000 hạt vi nhựa. Những chuyên gia về thị trường ước tính có tới 500 tỷ cốc giấy được phân phối trên toàn thế giới mỗi năm. Và cốc giấy không chỉ làm bằng giấy.

Trong cuộc chiến chống rác thải nhựa, nhiều nước trên thế giới đã kêu gọi từ bỏ các đồ nhựa dùng một lần. Các loại vật dụng đựng thực phẩm và chất lỏng như hộp, bát, cốc bằng giấy thân thiện với môi trường hơn đã nổi lên như một giải pháp thay thế nhờ vật liệu phân hủy sinh học và quy trình sản xuất thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn vì mục đích bền vững. Tuy nhiên liệu cốc giấy có thật sự an toàn ?

coc-giay-1.jpg
Cốc giấy không thể tái chế và rất khó phân hủy (Ảnh: verive.eu)

Theo bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt – Nga (Bộ Quốc phòng), nhiều người vẫn lầm tưởng cốc giấy là loại cốc an toàn. Tuy nhiên, thực tế bên trong cốc giấy thường phủ lớp PE (Polyethylene) hoặc các loại nhựa sinh học hoặc nhựa tổng hợp khác như PLA (Polylactic Acid - nhựa sinh học) hoặc PET (Polyethylene Terephthalate). Lớp nhựa này rất mỏng, được dùng để chống thấm và giữ độ bền cho cốc khi cốc tiếp xúc với chất lỏng.

Nghiên cứu của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Hoa Kỳ (NIST) cũng chỉ ra rằng cốc giấy có lớp phủ nhựa PE có thể giải phóng hàng nghìn đến hàng triệu hạt vi nhựa vào nước khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Các hạt vi nhựa này có thể có kích thước từ vài nanomet đến vài micromet.

Một nghiên cứu của Viện Công nghệ Ấn Độ đã xác nhận rằng cốc giấy được lót bằng một lớp màng nhựa mỏng có thể khiến các hạt vi nhựa xâm nhập vào cơ thể và ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ở quy mô toàn cầu, quy trình tái chế rác thải của hầu hết các nước đều không có khả năng xử lý bất kỳ cốc hoặc hộp đựng nào được phủ nhựa. Do lớp phủ nhựa làm ô nhiễm vật liệu giấy sau khi tiêu dùng nên khoảng 99,75% cốc giấy không thể tái chế.

Để giảm vi nhựa trong cốc giấy xâm nhập vào cơ thể, người tiêu dùng cần lưu ý:

- Nên dùng các loại cốc giấy an toàn hơn như cốc giấy phủ lớp nhựa sinh học (như PLA làm từ tinh bột ngô) vì đây được xem là loại nhựa thân thiện môi trường, ít khả năng tạo vi nhựa hơn so với nhựa PE tổng hợp.

- Không dùng cốc nhựa, cốc giấy để chứa các đồ uống nóng, có tính axit.

- Thay vì sử dụng cốc giấy, cốc nhựa, mọi người nên chuyển sang các loại cốc làm từ chất liệu an toàn hơn như thủy tinh, sứ.

Có thể bạn quan tâm

Gia tăng người trẻ phải chạy thận nhân tạo

Gia tăng người trẻ phải chạy thận nhân tạo

(GLO)- Phòng Thận nhân tạo-Khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Đa khoa Gia Lai) hiện có khoảng 200 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo định kỳ. Đáng chú ý, trong số này, gần 40% là người dưới 35 tuổi-một con số khiến các bác sĩ lo ngại về tình trạng gia tăng bệnh thận ở người trẻ.

Gia Lai: 2 lần phẫu thuật giúp bệnh nhân chấn thương sọ não nặng hồi phục kỳ diệu

Gia Lai: 2 lần phẫu thuật giúp bệnh nhân chấn thương sọ não nặng hồi phục kỳ diệu

(GLO)- Hơn 1 tháng trước, anh N.V.T (SN 1997, xã Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) được chuyển đến Bệnh viện Đại học Y Dược-Hoàng Anh Gia Lai trong tình trạng chấn thương sọ não nặng do tai nạn giao thông, đe dọa tử vong. Các bác sĩ đã thực hiện 2 lần phẫu thuật chuyên sâu, giúp bệnh nhân phục hồi kỳ diệu.

null