Nông dân Cửu An làm giàu từ hạt gạo quê hương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ những hạt gạo trắng ngần, một số hộ dân ở xã Cửu An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã chế biến thành nhiều loại bún, bánh, phở khô, rượu gạo thơm ngon, làm giàu trên chính quê hương mình.

Hơn chục năm trước, anh Nguyễn Văn Diện (thôn An Bình, xã Cửu An, thị xã An Khê) học nghề làm bún, phở khô của một số cơ sở sản xuất bún, phở ở TP. Pleiku. Năm 2009, được bố mẹ ủng hộ, anh đầu tư máy móc, cải tạo khuôn viên sau nhà thành xưởng sản xuất, chế biến và đăng ký kinh doanh với thương hiệu Thúy Lan.

img-5443.jpg
Anh Nguyễn Văn Diện (thôn An Bình, xã Cửu An, thị xã An Khê) hong phơi những phên bún khô, cung ứng thị trường. Ảnh: Ngọc Minh

Ban đầu, anh tận dụng nguồn lúa gạo của gia đình làm nguyên liệu chế biến sản phẩm. Áp dụng công thức học hỏi trước đó cùng kỹ thuật, máy móc hiện đại, anh Diện đã biến hạt gạo khô cứng thành những sợi bún, phở khô thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao.

Để mở rộng quy mô sản xuất, đầu năm 2024, anh Diện mua mảnh đất 600 m2 cách cơ sở cũ gần 500m và đầu tư dây chuyền sản xuất bún, phở khô hiện đại, công suất lớn hơn. Công việc nhiều, anh thuê thêm 4 lao động địa phương với tiền công 170.000 đồng/ngày/người và bao ăn sáng.

“Hàng năm, gia đình mua 40-50 tấn gạo của người dân trên địa bàn, sản xuất ra hơn 50 tấn bún, phở khô thành phẩm cung ứng thị trường trong và ngoài thị xã An Khê. Với giá bán dao động 29-35 ngàn đồng/kg, tôi thu về gần 160 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí. Nhờ vậy, gia đình có thêm thu nhập trang trải cuộc sống, tái đầu tư trồng trọt, chăn nuôi cũng như sản xuất bún, phở khô”-anh Diện chia sẻ.

img-5438.jpg
Cơ sở sản xuất bún, phở khô của gia đình anh Nguyễn Văn Diện (thôn An Bình, xã Cửu An) tạo việc làm cho lao động địa phương. Ảnh: Ngọc Minh

Nhằm đáp ứng nhu cầu xay xát lúa gạo của người dân và mong muốn đưa “hạt gạo làng ta” ra thị trường, cuối năm 2023, vợ chồng chị Nguyễn Thị Thao (thôn An Bình, xã Cửu An) đầu tư hơn 150 triệu đồng mua sắm máy xay xát gạo liên hoàn hiện đại, xây dựng xưởng xay xát và thu mua lúa. Bên cạnh nhận xay xát lúa gạo thuê với giá 20.000 đồng/tạ lúa, mỗi năm, chị Sương cung ứng thị trường khoảng 8 tấn gạo thành phẩm, bán giá 13.000 đồng/kg gạo. Sau khi trừ chi phí, chị Thao thu nhập hơn 120 triệu đồng/năm từ xay xát lúa gạo và bán gạo thành phẩm.

“Công việc bận rộn từ sáng tới chiều, nhưng tôi cảm thấy rất vui vì có nguồn thu nhập ổn định và thực hiện ước mơ gắn bó với hạt gạo quê nhà”-chị Thao thổ lộ.

img-5354.jpg
Nghề xay xát lúa gạo thuê và bán gạo thành phẩm mang lại nguồn thu nhập ổn định cho chị Nguyễn Thị Thao (thôn An Bình). Ảnh: Ngọc Minh

Phát huy nghề tráng bánh của gia đình, giữa năm 2019, hộ chị Nguyễn Thị Hồng Huy (thôn An Điền Bắc) vay mượn và gom góp được 200 triệu đồng đầu tư xây nhà xưởng, mua máy vo gạo, máy đánh bột, máy tráng bánh.

Mỗi ngày, gia đình chị Huy làm được 9.000 cái bánh tráng, tương đương 450 ràng. Sản phẩm được mang bỏ mối cho các cửa hàng tạp hóa, quán ăn ở thị xã An Khê, các huyện lân cận và bán tại TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Bánh tráng nhúng loại mỏng có giá 16.000 đồng/ràng, bánh tráng gói chả ram giá 11.000 đồng/gói (80 miếng). Sau khi trừ chi phí, chị thu nhập gần 300 triệu đồng/năm.

“Gia đình có 600m2 ruộng, chỉ đủ lúa gạo ăn. Hàng năm, tôi mua gần chục tấn lúa của bà con, rồi đem xay xát thành gạo, bột. Bánh tráng được làm từ nguyên liệu địa phương nên dẻo dai, thơm ngon nên được khách hàng tin dùng. Là thành viên Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Cửu An, bánh tráng của gia đình được đánh giá là sản phẩm OCOP đạt 3 sao cấp huyện năm 2024”-chị Huy bộc bạch.

img-5469.jpg
Chị Nguyễn Thị Hồng Huy (bên phải ở thôn An Điền Bắc, xã Cửu An) đóng gói bánh tráng cung cấp thị trường trong và ngoài tỉnh. Ảnh: Ngọc Minh

Khái quát về Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Nông nghiệp Cửu An, bà Nguyễn Thị Lên-Chủ tịch Hội đồng quản trị cho hay: Hợp tác xã thành lập năm 2019, có 89 thành viên ở thôn An Điền Bắc, An Điền Nam, An Bình và một số thành viên góp vốn ở xã, phường khác. Hơn 90% thành viên là nông dân gieo sạ hơn 70ha lúa nước với các giống lúa U ải 32, DV 108, HN6 và Đài Thơm.

Ưu điểm của giống lúa HN6, Đài Thơm có hạt gạo dài, chất lượng cơm dẻo ngon, đậm vị dễ ăn; còn giống lúa U ải 32, DV 108 có khả năng chống đổ ngã, cho năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp làm nguyên liệu nấu rượu, tráng bánh, làm bún, phở.

“Hợp tác xã có 3 hộ thành viên sản xuất bánh tráng và 4 hộ nấu rượu. Năm 2023, HTX đã làm hồ sơ tham gia đăng ký sản phẩm OCOP đối với sản phẩm Rượu gạo An Nam, Gạo An Nam và Bánh tráng gạo An Nam. Cả 3 sản phẩm được UBND thị xã chứng nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao cấp huyện năm 2024. Hợp tác xã tiếp tục phối hợp với công chức xã hướng dẫn các thành viên ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, gieo sạ lúa theo hướng VietGAP nhằm duy trì, nâng cao chất lượng gạo, chất lượng sản phẩm bún, bánh, gạo, rượu”-bà Lên thông tin.

img-5455-9012.jpg
Bánh tráng gạo An Nam của Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Cửu An (xã Cửu An) được UBND thị xã An Khê chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp huyện năm 2024. Ảnh: Ngọc Minh

Theo ông Trần Hoàng Quang-quyền Chủ tịch UBND xã Cửu An, với 145 ha lúa nước, Cửu An được xem là địa phương có diện tích lúa nước lớn nhất thị xã An Khê. Cây lúa hợp điều kiện đất đai, khí hậu phát triển tốt, năng suất bình quân đạt 8 tấn/ha. Bao năm qua, hạt gạo quê hương đã gắn liền với nghề truyền thống, giúp nhiều hộ dân gia tăng thu nhập.

“Xã hiện có 1 hộ sản xuất bún, phở khô, 10 hộ nấu rượu gạo và 7 hộ sản xuất bánh tráng. Trên cơ sở nắm bắt nhu cầu của hộ dân có nghề truyền thống, xã phối hợp với cơ quan chuyên môn của thị xã tổ chức tập huấn, nâng cao tay nghề; tạo điều kiện cho hộ dân vay vốn đầu tư máy móc, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, gia tăng thu nhập và tạo việc làm cho lao động địa phương, góp phần làm giàu cho gia đình, cho quê hương”-ông Quang nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

(GLO)- Trong 2 ngày (13 và 14-5), Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai tổ chức 2 lớp tập huấn xây dựng mã số vùng trồng cho gần 200 cán bộ, công chức cấp xã, các hộ dân, doanh nghiệp và HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Ngắm đom đóm trên phố núi Pleiku

Ngắm đom đóm trên phố núi Pleiku

(GLO)- Khi tiếng ve gọi hè, trên những tán cây xanh và ở dưới mặt đất ẩm ướt sau những cơn mưa giông đầu mùa trên phố núi Pleiku lập lòe ánh sáng đom đóm. Tất cả báo hiệu một mùa đom đóm bay-mùa bình yên ở thành phố trên cao nguyên xanh.

Chư Pưh: Giải ngân hơn 700 triệu đồng hỗ trợ hộ nghèo và đối tượng chính sách

Chư Pưh: Giải ngân hơn 700 triệu đồng hỗ trợ hộ nghèo và đối tượng chính sách

(GLO)- Ngày 12-5, tại trụ sở UBND thị trấn Nhơn Hòa (huyện Chư Pưh), Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Chư Pưh đã tiến hành giải ngân nguồn vốn tín dụng chính sách cho 15 hộ dân thuộc diện hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội, với tổng số tiền 710 triệu đồng.

Kỷ niệm với Chư Păh

Kỷ niệm với Chư Păh

(GLO)- Trước đây, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) được đặt tên là Khu 4. Khu 4 bao gồm cả vùng phía Bắc đường 19B, Đông giáp thị xã Pleiku và phía Tây đường 14, Bắc giáp tỉnh Kon Tum, Tây giáp nước bạn Campuchia.

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

(GLO)- Ngày 6-5, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Công văn số 1185/UBND-KGVX về việc tiếp tục triển khai thực hiện kiến nghị, đề xuất của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và phát triển các mô hình công tác xã hội nhân đạo.

Gia Lai: Cắt giảm thời gian giải quyết các TTHC liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế

Gia Lai: Cắt giảm thời gian giải quyết các TTHC liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế

(GLO)- Ngày 5-5, Sở Y tế tỉnh Gia Lai có Thông báo số 1901/TB-SYT về việc cắt giảm thời gian giải quyết đối với các thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị năm 2025.

Gia Lai: Công bố 23 TTHC được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản

Gia Lai: Công bố 23 TTHC được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản

(GLO)- Ngày 5-5, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung ký ban hành Quyết định số 428/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 23 thủ tục hành chính (TTHC) được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Môi trường.