“Cú hích” để phát triển sản phẩm OCOP

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những ngày đầu năm 2025, sản phẩm mật ong Phương Di của Hợp tác xã (HTX) Mật ong Phương Di Bee (làng Mơ Nú, xã Ia Kênh, TP. Pleiku) được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận đạt OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao). 

Đây sẽ là “cú hích” để các chủ thể trên địa bàn tỉnh đầu tư phát triển những sản phẩm tiềm năng trong thời gian tới.

Phát huy nghề truyền thống

Hợp tác xã Mật ong Phương Di Bee thành lập năm 2019 với 276 thành viên hoạt động trong lĩnh vực như chế biến lúa gạo, hạt điều, nuôi ong lấy mật... Trong đó, nghề nuôi và khai thác mật ong theo tiêu chuẩn VietGAP là thế mạnh của HTX. Hiện nay, HTX đang liên kết nuôi và khai thác khoảng 10.000 đàn ong mật tại Gia Lai và các tỉnh lân cận.

Bà Trần Thị Hoàng Anh-Giám đốc HTX Mật ong Phương Di Bee-chia sẻ: Gia Lai có vùng nguyên liệu cà phê, cao su, điều và cây ăn quả rộng lớn, thuận lợi để phát triển nghề nuôi ong lấy mật.

“Gia đình tôi có nhiều thế hệ theo nghề nuôi ong lấy mật. Để nâng cao giá trị sản phẩm và xây dựng thương hiệu mật ong, tôi đã liên kết với các hộ nuôi ong thành lập HTX Mật ong Phương Di Bee. Hợp tác xã nuôi ong theo tiêu chuẩn VietGAP với sản lượng khoảng 1.000 tấn mật ong thô/năm.

Những năm qua, HTX không ngừng đầu tư mua sắm máy móc, trang-thiết bị để tạo ra những sản phẩm từ mật ong chất lượng cao. Năm 2019, HTX có 4 sản phẩm được công nhận đạt OCOP 4 sao cấp tỉnh”-Giám đốc HTX Mật ong Phương Di Bee cho biết.

san-pham-mat-ong-phuong-di.jpg
Khách du lịch tìm hiểu sản phẩm mật ong Phương Di được bày bán tại Khu du lịch Biển Hồ (TP. Pleiku). Ảnh: N.D

Anh Trần Nguyên Hội (xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) cho hay: Anh tham gia làm thành viên HTX từ ngày thành lập đến nay. Hiện anh nuôi 400 đàn ong lấy mật theo tiêu chuẩn VietGAP. Nếu thời tiết nắng ấm, khoảng 8-10 ngày, anh quay mật một lần.

“Mỗi đợt, tôi thu được khoảng 3 tấn mật thô đưa về xưởng của HTX tách hạ các thành phần để đảm bảo các tiêu chuẩn và đóng chai. Bình quân mỗi năm, tôi đạt mức lợi nhuận hơn 200 triệu đồng”-anh Hội thông tin.

123-3881.jpg
Anh Hội đang kiểm tra cầu ong. Ảnh: N.D

Cũng theo anh Hội, sản phẩm mật ong thô của các thành viên được HTX bao tiêu với giá ổn định. Vừa rồi, sản phẩm mật ong của HTX được công nhận đạt OCOP 5 sao. Đây là động lực để các thành viên phát triển nghề nuôi ong đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Động lực để phát triển sản phẩm OCOP

Theo thông tin từ Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh, sau 5 năm triển khai thực hiện, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh đã thu hút nhiều chủ thể tham gia. Nhờ đó, sản phẩm OCOP của tỉnh không chỉ tăng về số lượng mà chất lượng cũng được người tiêu dùng đánh giá cao.

Sản phẩm mật ong Phương Di được công nhận OCOP 5 sao là tiền đề thúc đẩy các chủ thể khác tiếp tục đầu tư phát triển sản phẩm OCOP tiềm năng từ 4 sao lên 5 sao trong thời gian tới.

khach-du-lich-tim-hieu-mat-ong-phuong-di.jpg
Khách du lịch tìm hiểu mật ong Phương Di. Ảnh: N.D

Theo Giám đốc HTX Mật ong Phương Di Bee, hiện nay, nhiều sản phẩm mật ong và sản phẩm chế biến từ mật ong của HTX được tiêu thụ mạnh trên các sàn thương mại điện tử. Trong đó, sản phẩm mật ong bánh tổ của HTX đang được người tiêu dùng trong và ngoài nước đánh giá cao.

Năm 2024, nhiều khách hàng từ Hàn Quốc và một số nước trên thế giới đã đến HTX tham quan, tìm hiểu, đặt vấn đề tiêu thụ lâu dài. Đây là động lực để HTX đầu tư nâng cao chất lượng để xứng tầm là sản phẩm OCOP 5 sao.

“Hiện nay, HTX đã áp dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất và tiêu thụ nên đầu ra không còn phụ thuộc vào thương lái. Các sản phẩm mật ong của HTX đã có mặt trên các sàn thương mại điện tử. Hiện HTX ưu tiên chế biến sâu những sản phẩm mật ong để hướng đến thị trường xuất khẩu. Đặc biệt, HTX sẽ không ngừng đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa thị trường tiêu thụ”-Giám đốc HTX Mật ong Phương Di Bee phấn khởi cho biết.

Trao đổi với P.V, ông Trần Văn Văn-Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh-thông tin: Sau 5 năm thực hiện Chương trình OCOP, đến nay, toàn tỉnh đã có 76 sản phẩm OCOP 4 sao và 386 sản phẩm 3 sao.

Hiện nay, Gia Lai có 5 sản phẩm đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị đánh giá công nhận OCOP 5 sao gồm: cà phê Đak Yang, cà phê Fine Robusta, tiêu đỏ hữu cơ Lệ Chí, tiêu đen hữu cơ Lệ Chí và tiêu sọ hữu cơ Lệ Chí.

Sản phẩm mật ong Phương Di được công nhận OCOP 5 sao là động lực lớn để các chủ thể trên địa bàn tỉnh đầu tư phát triển những sản phẩm tiềm năng trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

(GLO)- Nông nghiệp xanh là xu hướng nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp. Điểm vượt trội của nông nghiệp xanh so với nông nghiệp truyền thống là tính bền vững, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Ông Ngôn (làng Kon Chră, xã Hra, huyện Mang Yang) thu hoạch mì trồng xen vào diện tích rừng keo. Ảnh: N.D

Mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp: Lợi ích kép

(GLO)- Từ năm 2023 đến nay, Ban Quản lý rừng phòng hộ Hà Ra (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) triển khai mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp. Theo đó, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ mượn đất trồng xen cây mì vào diện tích rừng keo do đơn vị quản lý.