Báo động: Gia tăng người trẻ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sự gia tăng đáng báo động của các bệnh không lây nhiễm, đặc biệt ở nhóm người trẻ tuổi, đòi hỏi Việt Nam cần một chiến lược quốc gia toàn diện, khẩn cấp và các giải pháp pháp lý cụ thể.

Việc thiếu một hành lang pháp lý mạnh mẽ để quản lý và phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng và sự phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam, với độ tuổi trung bình của dân số chỉ 32,9 tuổi, có tiềm năng lớn về lực lượng lao động nhưng xu hướng trẻ hóa bệnh tật, đặc biệt là các bệnh không lây nhiễm, đang tạo ra một thách thức lớn.

Các bệnh tim mạch và ung thư là nguyên nhân tử vong hàng đầu, chiếm lần lượt 31% và 19%. Đáng chú ý, 40% số người tử vong do bệnh không lây nhiễm là dưới 70 tuổi, với tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở độ tuổi 36-69 đã tăng 1,7% trong giai đoạn 2012-2021. Thậm chí, nhiều ca nhồi máu cơ tim xảy ra ở người dưới 40 tuổi.

Theo PGS.TS Nguyễn Sinh Hiền, Chủ tịch Hội Tim mạch học Hà Nội, bệnh tim mạch đã trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới, vượt cả ung thư. Trước đây, các bệnh như tăng huyết áp, tai biến mạch máu não thường xảy ra ở người trên 50 tuổi, nhưng hiện nay đã xuất hiện ở độ tuổi 30-40, thậm chí dưới 30. Lối sống ít vận động, căng thẳng, chế độ ăn uống thiếu khoa học là những yếu tố chính dẫn đến sự gia tăng các bệnh lý này ở giới trẻ.

Xu hướng trẻ hóa bệnh không lây nhiễm gây áp lực lớn lên hệ thống y tế và ngân sách quốc gia. Chỉ riêng tại Hà Nội, Quỹ Bảo hiểm Y tế đã chi khoảng 1.000 tỷ đồng trong năm 2023 để điều trị các bệnh không lây nhiễm. Con số này không bao gồm những người tự điều trị hoặc không biết mình mắc bệnh. Ngoài ra, chất lượng sống và sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, kéo theo giảm năng suất lao động và tác động tiêu cực đến nền kinh tế - xã hội.

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), cho biết hiện Việt Nam chỉ có Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, trong khi các vấn đề như sức khỏe môi trường, dinh dưỡng, bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần chưa có luật điều chỉnh. Việc thiếu các quy định pháp lý đầy đủ đang khiến tình trạng bệnh không lây nhiễm trở nên nhức nhối hơn.

Để giải quyết vấn đề này, Bộ Y tế đã đề xuất xây dựng Luật Phòng bệnh, với nội dung bao quát từ dinh dưỡng, sức khỏe tâm thần, bệnh không lây nhiễm đến các yếu tố nguy cơ như nước sạch và môi trường. Luật này sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc quản lý sức khỏe toàn dân, nâng cao tuổi thọ trung bình và chất lượng sống của người dân.

Tháng 6/2024, Chính phủ đã thông qua Nghị quyết số 97/NQ-CP, đưa dự án Luật Phòng bệnh vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025. Đây là bước tiến quan trọng trong việc tăng cường quản lý các bệnh không lây nhiễm, thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đối với sức khỏe cộng đồng. Bộ Y tế kỳ vọng Luật Phòng bệnh sẽ được Quốc hội thông qua vào năm 2025, tạo điều kiện để hệ thống y tế Việt Nam cải thiện toàn diện sức khỏe, nâng cao chất lượng sống và hiệu quả vận hành.

Theo Hà Minh (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến hơn 100.000 ca tử vong mỗi năm tại Việt Nam. Ảnh nguồn moh.gov.vn

Mỗi năm, Việt Nam có hơn 103.000 người tử vong liên quan đến thuốc lá

(GLO)- Mới đây, tại tọa đàm “Ảnh hưởng của ngành thuốc lá tới môi trường và biến đổi khí hậu tại Việt Nam-Thực trạng và giải pháp” do Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Trung tâm Bảo vệ môi trường và Ứng phó biến đổi khí hậu tổ chức ở Hà Nội, các chuyên gia thông tin:

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.