Báo động: Gia tăng người trẻ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sự gia tăng đáng báo động của các bệnh không lây nhiễm, đặc biệt ở nhóm người trẻ tuổi, đòi hỏi Việt Nam cần một chiến lược quốc gia toàn diện, khẩn cấp và các giải pháp pháp lý cụ thể.

Việc thiếu một hành lang pháp lý mạnh mẽ để quản lý và phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng và sự phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam, với độ tuổi trung bình của dân số chỉ 32,9 tuổi, có tiềm năng lớn về lực lượng lao động nhưng xu hướng trẻ hóa bệnh tật, đặc biệt là các bệnh không lây nhiễm, đang tạo ra một thách thức lớn.

Các bệnh tim mạch và ung thư là nguyên nhân tử vong hàng đầu, chiếm lần lượt 31% và 19%. Đáng chú ý, 40% số người tử vong do bệnh không lây nhiễm là dưới 70 tuổi, với tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở độ tuổi 36-69 đã tăng 1,7% trong giai đoạn 2012-2021. Thậm chí, nhiều ca nhồi máu cơ tim xảy ra ở người dưới 40 tuổi.

Theo PGS.TS Nguyễn Sinh Hiền, Chủ tịch Hội Tim mạch học Hà Nội, bệnh tim mạch đã trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới, vượt cả ung thư. Trước đây, các bệnh như tăng huyết áp, tai biến mạch máu não thường xảy ra ở người trên 50 tuổi, nhưng hiện nay đã xuất hiện ở độ tuổi 30-40, thậm chí dưới 30. Lối sống ít vận động, căng thẳng, chế độ ăn uống thiếu khoa học là những yếu tố chính dẫn đến sự gia tăng các bệnh lý này ở giới trẻ.

Xu hướng trẻ hóa bệnh không lây nhiễm gây áp lực lớn lên hệ thống y tế và ngân sách quốc gia. Chỉ riêng tại Hà Nội, Quỹ Bảo hiểm Y tế đã chi khoảng 1.000 tỷ đồng trong năm 2023 để điều trị các bệnh không lây nhiễm. Con số này không bao gồm những người tự điều trị hoặc không biết mình mắc bệnh. Ngoài ra, chất lượng sống và sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, kéo theo giảm năng suất lao động và tác động tiêu cực đến nền kinh tế - xã hội.

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), cho biết hiện Việt Nam chỉ có Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, trong khi các vấn đề như sức khỏe môi trường, dinh dưỡng, bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần chưa có luật điều chỉnh. Việc thiếu các quy định pháp lý đầy đủ đang khiến tình trạng bệnh không lây nhiễm trở nên nhức nhối hơn.

Để giải quyết vấn đề này, Bộ Y tế đã đề xuất xây dựng Luật Phòng bệnh, với nội dung bao quát từ dinh dưỡng, sức khỏe tâm thần, bệnh không lây nhiễm đến các yếu tố nguy cơ như nước sạch và môi trường. Luật này sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc quản lý sức khỏe toàn dân, nâng cao tuổi thọ trung bình và chất lượng sống của người dân.

Tháng 6/2024, Chính phủ đã thông qua Nghị quyết số 97/NQ-CP, đưa dự án Luật Phòng bệnh vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025. Đây là bước tiến quan trọng trong việc tăng cường quản lý các bệnh không lây nhiễm, thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đối với sức khỏe cộng đồng. Bộ Y tế kỳ vọng Luật Phòng bệnh sẽ được Quốc hội thông qua vào năm 2025, tạo điều kiện để hệ thống y tế Việt Nam cải thiện toàn diện sức khỏe, nâng cao chất lượng sống và hiệu quả vận hành.

Theo Hà Minh (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.