Chư Sê nở rộ phong trào pickleball

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cùng với trào lưu chung, pickleball đang là môn thể thao rất được ưa chuộng tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Địa phương này có số lượng người chơi đông đảo nhất với chất lượng chuyên môn được đánh giá khá cao.

Chư Sê vốn là nơi có phong trào tennis phát triển mạnh với những tay vợt được đánh giá nằm trong tốp đầu của tỉnh như: Đỗ Duy Hưng, Trịnh Đồng Vỹ, Phạm Thanh Lượng, Lê Nam Trang, Phan Đức Nghĩa... Khi pickleball phát triển mạnh, Chư Sê là một trong những nơi bắt nhịp nhanh, chỉ sau TP. Pleiku. Nhiều nơi, mặt sân dành cho môn thể thao khác đã nhường cho pickleball.

chu-se-no-ro-phong-trao-pickleball-bg.jpg
Nhiều tay vợt ở Chư Sê được đánh giá khá cao trong các giải đấu pickleball. Ảnh: Tuấn Anh

Từ đầu tháng 10-2024, anh Nguyễn Thế Hoàng-Chủ sân Paradise (thị trấn Chư Sê) bắt tay cải tạo sân tennis để làm 4 sân pickleball. Anh cho hay: “Khi pickleball phát triển, người chơi tennis ít dần. Tôi cải tạo sân tennis thành 4 sân pickleball để phục vụ người chơi, vừa lợi về kinh tế lẫn đáp ứng phong trào đang phát triển nhanh”.

Khi vừa đưa sân vào hoạt động, anh Hoàng tổ chức giải pickleball mở rộng quy tụ nhiều tay vợt từ TP. Pleiku và các huyện, thị xã về tham gia nhằm tạo ra “cú hích” cho phong trào ở địa phương. Ngay ở giải đấu đầu tiên này đã có sự tham gia của hơn 80 tay vợt.

Trước xu thế phát triển như vũ bão của pickleball, anh Đỗ Duy Hưng-Chủ sân pickleball Bảo Anh (thị trấn Chư Sê) cũng mạnh dạn đầu tư 4 mặt sân với kích thước tiêu chuẩn từ tháng 11-2024. Đây là cụm sân lớn và hiện đại nhất tại Chư Sê hiện nay. Anh Hưng cho biết: Pickleball rất dễ chơi nên thu hút người ở nhiều lứa tuổi, giới tính. Người dân Chư Sê tìm đến pickleball rất nhanh và nó trở thành môn thể thao phổ biến.

“Trước kia có ít sân, chúng tôi phải rất khó khăn mới đặt được sân chơi. Vậy nên, tôi quyết định đầu tư làm cụm sân này. Phong trào ở Chư Sê phát triển rất nhanh và còn nở rộ trong thời gian tới. Vừa rồi, chúng tôi chỉ tổ chức giải nội bộ mà đã có 100 người đăng ký.

Anh em chơi tennis trước kia giờ hầu hết chuyển qua chơi pickleball nên trình độ người chơi pickleball Chư Sê tương đối cao, thường xuyên đạt giải”-anh Hưng chia sẻ.

2ta.jpg
Chư Sê là một trong những địa phương có nhiều sân pickleball nhất trong tỉnh. Ảnh: Tuấn Anh

Cũng theo anh Hưng, sân pickleball Bảo Anh đang hoạt động với công suất khá dày. Sân thường kín liên tục từ 13 giờ đến 20 giờ hàng ngày. Tại sân cũng có đội ngũ huấn luyện viên hướng dẫn những người mới tập làm quen với pickleball.

“Trước kia, tennis Chư Sê từng tạo được vị thế cao trong tỉnh. Vậy nên, tôi tin rằng nếu pickleball phát triển đúng hướng, huyện nhà vẫn là một thế lực đáng gờm. Mong ngành chức năng sớm công nhận pickleball và tổ chức các giải đấu quy mô, uy tín. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ sân bãi cũng như công tác trọng tài và điều hành giải”-anh Hưng chia sẻ.

Trò chuyện cùng P.V, anh Phạm Hồng Thanh Phú-Huấn luyện viên pickleball tại Nhà Thi đấu thể thao tỉnh-cho hay: Hiện Chư Sê có khoảng 10 sân pickleball và là địa phương có số lượng sân lớn trong tỉnh, chỉ sau TP. Pleiku. Đây cũng là nơi tổ chức nhiều giải đấu sôi nổi với đông đảo người tham gia.

Dự kiến năm 2025, Liên đoàn Quần vợt tỉnh họp để tích hợp pickleball vào trong Liên đoàn, làm cơ sở để các địa phương cũng như cấp tỉnh tổ chức giải đấu chính thống.

“Chư Sê đã từng rất mạnh ở môn tennis nên không khó hiểu khi họ có nhiều tay vợt pickleball mạnh. Tại các giải đấu phong trào tự phát, vận động viên đến từ Chư Sê cũng được đánh giá rất cao. Nếu đưa pickleball vào hệ thống các giải đấu chính thức của các huyện, thị xã, thành phố và tỉnh thì Chư Sê là một thế lực đáng gờm”-anh Phú cho biết.

Có thể bạn quan tâm

Sôi động mùa hè võ thuật nơi cao nguyên

Sôi động mùa hè võ thuật trên cao nguyên

(GLO)- Trong kỳ nghỉ hè năm nay, nhiều học sinh ở khu vực vùng cao tỉnh Gia Lai lựa chọn tham gia các lớp học võ thuật nhằm rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể chất. Các lớp học võ còn là môi trường để phát hiện, bồi dưỡng những tài năng trẻ, góp phần phát triển phong trào võ thuật địa phương.

Gìn giữ và phát huy thể thao truyền thống

Gìn giữ và phát huy thể thao truyền thống

(GLO)- Những năm qua, các hoạt động thể thao truyền thống nhận được sự quan tâm, đầu tư tổ chức từ chính quyền địa phương và ngành chức năng. Người dân cũng tích cực duy trì việc tập luyện và thi đấu, góp phần nâng cao sức khỏe, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.

Ông Võ Ngọc Lương bên những thành tích bản thân đã đạt được. Ảnh: R.H

“Truyền lửa” đam mê Karate cho thế hệ trẻ

(GLO)- Tại Gia Lai, Ông Võ Ngọc Lương và thầy R’Ô Thanh đã trở thành những nhân tố tích cực trong việc lan tỏa và phát triển phong trào Karate tại địa phương. Bằng tâm huyết và sự kiên trì, họ không chỉ giành được thành tích đáng tự hào mà còn góp phần “truyền lửa” đam mê Karate cho thế hệ trẻ.

 Ia Dom: “Chiếc nôi” của môn bắn nỏ

Ia Dom: “Chiếc nôi” của môn bắn nỏ

(GLO)- Với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) xã Ia Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), bắn nỏ là môn thể thao yêu thích. Những năm qua, xã có nhiều vận động viên đạt thành tích cao tại các hội thi và trở thành “chiếc nôi” của môn bắn nỏ.

Anh Lok hướng dẫn con gái út cách ngắm bắn nỏ sao cho chính xác nhất. Ảnh: Vũ Chi

Gia đình “cung thủ” ở Ayun Pa

(GLO)- Bà con ở tổ 9, phường Đoàn Kết (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) gọi gia đình anh Ksor Lok bằng cái tên trìu mến là “gia đình cung thủ” vì giành nhiều huy chương môn bắn nỏ tại giải thể thao các cấp. Các con của anh đều sử dụng nỏ thành thạo. Anh cũng là người chế tác nỏ nổi tiếng trong vùng.

null