Giải Báo chí toàn quốc về Bình đẳng giới năm 2024: Báo Gia Lai có 1 tác phẩm đạt giải

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 18-12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lễ trao giải Báo chí toàn quốc về Bình đẳng giới năm 2024.

Chương trình nhằm tổng kết và vinh danh các tác phẩm báo chí xuất sắc, đồng thời ghi nhận những đóng góp tích cực của các tập thể, cá nhân trong hoạt động truyền thông thúc đẩy bình đẳng giới thời gian qua. Sự kiện là điểm nhấn trong chuỗi hoạt động ý nghĩa hưởng ứng “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới” năm 2024.

2dcdb0bffec943971ad8.jpg
Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương phát biểu tại lễ trao giải. Ảnh: BTC

Trong lần đầu tiên tổ chức, Giải Báo chí toàn quốc về Bình đẳng giới đã tạo ra được hiệu ứng lan tỏa tới các cơ quan báo chí, truyền thông trên toàn quốc. Ban tổ chức đã nhận được 367 tác phẩm dự thi thuộc 4 loại hình (báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình) xoay quanh 3 chủ đề trọng tâm: Thúc đẩy phòng-chống bạo lực trên cơ sở giới; thúc đẩy bình đẳng giới trong chuyển đổi số; thúc đẩy bình đẳng giới trong phát triển kinh tế. Theo thống kê, có hơn 60% tác phẩm dự thi tập trung vào chủ đề phòng-chống bạo lực trên cơ sở giới.

Tại lễ trao giải, có 24 tác phẩm báo chí xuất sắc nhất của các tác giả/nhóm tác giả vinh dự được trao giải thưởng. Cụ thể, ở mỗi loại hình báo chí, Ban tổ chức trao 1 giải A, 1 giải B, 2 giải C và 2 giải khuyến khích; ngoài ra có 3 tập thể cơ quan báo chí, truyền thông có nhiều bài gửi dự thi nhất được trao giải tập thể.

Theo đánh giá của Ban tổ chức, các tác phẩm đã có sự đầu tư nghiêm túc, công phu, nhiều cách thức thể hiện sáng tạo, sinh động, hấp dẫn công chúng; thể hiện rõ năng lực chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo báo chí khi khai thác các vấn đề về bình đẳng giới.

Tham gia giải, loạt bài 2 kỳ: “Khi phụ nữ là già làng” của nhóm tác giả Phương Duyên-Phương Dung (Báo Gia Lai) đã đạt giải khuyến khích. Trong loạt bài, nhóm tác giả đã đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Vì sao ở Tây Nguyên trước nay vai trò già làng luôn thuộc về đàn ông nhưng tại Gia Lai vẫn có một số phụ nữ được cộng đồng suy tôn?

Loạt bài đã phản ánh, nêu bật những những việc làm của 4 nữ đảng viên trước khi trở thành già làng, việc họ đã vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu để chu toàn trọng trách “thủ lĩnh tinh thần” của cộng đồng. Từ đây, họ đã có những đóng góp quan trọng trong việc nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ trên các lĩnh vực, nhất là việc góp phần trong đảm bảo quốc phòng-an ninh trên khu vực biên giới và hỗ trợ phụ nữ nâng cao “quyền năng kinh tế”.

Có thể bạn quan tâm

Bà Ksor H’Nhir (bìa phải, buôn Ma H’Rai, xã Ia Hiao) phấn khởi khi nước sạch được dẫn về tận nhà. Ảnh: H.T

Niềm vui nước sạch về làng

(GLO)- Dự án cấp nước sạch trên địa bàn 2 xã Ia Peng và Ia Hiao (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) vừa hoàn thành giai đoạn 1. Theo đó, 484 hộ dân nơi đây được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như giảm thiểu các bệnh tật liên quan đến nguồn nước.

Tặng con cái 600 công đất trong ngày cưới, Phó Chủ tịch huyện ở Kiên Giang bị cảnh cáo về kê khai tài sản

Tặng con cái 600 công đất trong ngày cưới, Phó Chủ tịch huyện ở Kiên Giang bị cảnh cáo về kê khai tài sản

Ông Bùi Văn Mến - Phó Chủ tịch UBND huyện Giang Thành (Kiên Giang) bị kỷ luật Cảnh cáo do kê khai tài sản không trung thực. Trước đó, dư luận xôn xao khi trên mạng xã hội xuất hiện video vợ ông Mến tuyên bố tặng con gái và con rể 600 công đất, ước tính trị giá khoảng 90 tỷ đồng.

Ia Grăng khó về đích nông thôn mới

Ia Grăng khó về đích nông thôn mới

(GLO)- Ia Grăng là 1 trong 2 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) trong năm 2025 để huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Tuy nhiên, con đường về đích NTM của xã đang rất gian nan khi chỉ mới đạt 11/19 tiêu chí.