Quan tâm hỗ trợ người dân sản xuất nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian qua, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh (Sở Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với các địa phương triển khai có hiệu quả Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Dự án giúp cho các hộ nghèo, cận nghèo ổn định sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Ông Y Nguyên Ênuôl-Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh-thông tin: Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3, từ năm 2022 đến nay, Chi cục phối hợp với các sở, ngành liên quan cùng các địa phương tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác giảm nghèo. Hướng dẫn cách xây dựng phương án, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật có nguồn sinh kế, tạo động lực để vươn lên thoát nghèo bền vững.

Từ năm 2022 đến nay, các địa phương trong tỉnh đã triển khai thực hiện 335 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Tiêu biểu là các dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản, heo thịt, gà thịt, phân bón, cây giống và máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp. Toàn tỉnh có khoảng 3.959 hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và người khuyết tật được hỗ trợ từ Tiểu dự án 1-Dự án 3.

Ông Nguyễn Công Trình-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Pưh-cho biết: Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3, từ năm 2023 đến nay, huyện đã triển khai 12 dự án hỗ trợ phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó, 3 dự án trồng dâu nuôi tằm và 9 dự án nuôi bò sinh sản với sự tham gia của 131 hộ nghèo, cận nghèo. Đặc biệt, các dự án đều do tổ cộng đồng thành lập theo nhóm cùng lựa chọn phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương. Nhờ vậy, nhiều hộ nghèo, cận nghèo đã tiếp cận các chủ trương, chính sách hỗ trợ của Nhà nước để vươn lên thoát nghèo bền vững.

ong-bing-xa-chu-a-tppleiku-dang-cham-soc-bo-ho-tro-tu-tieu-du-an-1-du-an-3.jpg
Ông Bing (xã Chư Á, TP. Pleiku) chăm sóc bò được hỗ trợ từ Tiểu dự án 1-Dự án 3. Ảnh: N.D

Còn ông Lê Thanh Sơn-Phó Chủ tịch UBND huyện Kbang thì cho hay: Dựa trên các văn bản hướng dẫn của Trung ương và các sở, ngành liên quan, UBND huyện đã thành lập Hội đồng thẩm định và Tổ giúp việc để thẩm định các dự án và kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất. Năm 2024, huyện đã thẩm định phê duyệt 12 dự án tại 10 xã, thị trấn, trong đó có 2 dự án chăn nuôi và 10 dự án hỗ trợ máy móc thiết bị, giống cây trồng và phân bón. Điều đáng mừng là các dự án được triển khai theo hình thức sinh kế cộng đồng thông qua tổ hợp tác và xuất phát từ nguyện vọng của người dân nên quá trình triển khai nhận được sự đồng thuận cao. Đây là cơ hội để người dân thoát nghèo bền vững.

Qua kiểm tra thực tế, hầu hết các địa phương đều xây dựng dự án hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, phân bón và các hạng mục khác theo đúng nhu cầu của người dân. Một số địa phương thực hiện đảm bảo theo kế hoạch như: Kông Chro, Chư Pưh, Mang Yang, Kbang, Krông Pa, TP. Pleiku… giúp nhiều hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nguồn sinh kế phát triển sản xuất, tăng thu nhập.

nhom-cong-dong-thi-tran-kbang-huyen-kbang-lua-chon-may-moc-de-p-hat-trien-kinh-te.jpg
Nhóm cộng đồng thị trấn Kbang (huyện Kbang) lựa chọn máy móc để phát triển kinh tế. Ảnh: N.D

Dù vậy, theo nhìn nhận của các địa phương và cơ quan chuyên môn, phần lớn hộ nghèo, cận nghèo thuộc diện già yếu, neo đơn, thiếu đất sản xuất và một số còn tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước… dẫn đến khó khăn trong quá trình thực hiện dự án.

Đề cập đến giải pháp trong những năm tới, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh nhấn mạnh: “Để công tác giảm nghèo đi vào thực chất, Chi cục phối hợp với sở, ngành liên quan cùng các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về giảm nghèo đa chiều bền vững. Khơi dậy tính tự lực, tự cường trong các chủ thể thụ hưởng, tổ chức tập huấn cán bộ thôn, làng nâng cao kiến thức về giảm nghèo bền vững. Hướng dẫn các địa phương rà soát, lựa chọn đúng đối tượng được thụ hưởng, tạo điều kiện tham gia các mô hình, chuỗi giá trị sản xuất để sớm vươn lên thoát nghèo. Tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đã và đang được phê duyệt để sớm hỗ trợ đến người dân, giúp bà con vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Có thể bạn quan tâm

Siết chặt kiểm soát vận chuyển động vật

Siết chặt kiểm soát vận chuyển động vật

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của dịch tả heo châu Phi tại nhiều tỉnh, đặc biệt là các địa phương giáp ranh, tỉnh Gia Lai đã nhanh chóng triển khai 4 chốt kiểm soát dịch bệnh động vật liên ngành tại các cửa ngõ trọng yếu.

Rong ruổi theo cánh ong bay

Rong ruổi theo cánh ong bay

(GLO)- Cuộc sống của những người nuôi ong mật ở phía Tây tỉnh Gia Lai quanh năm rong ruổi theo cánh ong bay. Họ di chuyển đàn ong khắp núi rừng theo mùa hoa từ Tây Nguyên ra tận miền Bắc để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ong làm mật.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

null