Hội thi “Olympic tiếng Anh”:

Sân chơi hấp dẫn của học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Vòng chung khảo hội thi “Olympic tiếng Anh” trong học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai năm học 2024-2025 vừa được Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức thành công vào chiều 13-12. Học sinh, sinh viên đã có cơ hội thể hiện tài năng tiếng Anh và sự am hiểu kiến thức xã hội.

Từ 31 video clip do các Huyện Đoàn, Thị Đoàn, Thành Đoàn, Đoàn Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh gửi về tham gia vòng sơ khảo, Ban tổ chức hội thi đã lựa chọn 18 đội thi có nội dung video clip xuất sắc nhất vào vòng chung khảo.

Hội thi gồm 2 bảng thi, bảng A (gồm 7 đội) dành cho đội viên, thiếu nhi đang học tập tại các trường THCS trên địa bàn tỉnh; bảng B (gồm 11 đội) là đoàn viên đang học tập tại các trường THPT trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên các huyện, trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh.

ecfa1f83d66eec934ae7a6ecb8db50dd.jpg
Các đội thi gửi gắm những thông điệp ý nghĩa đến hội thi “Olympic tiếng Anh” trong học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai. Ảnh: M.N

Ở vòng chung khảo, các đội thi phải trải qua 3 phần thi: khởi động, tăng tốc, về đích. Trong phần thi khởi động, bằng nhiều hình thức: tiểu phẩm, hát, múa… các đội thi tự tin giới thiệu về các thành viên, mục đích đến với hội thi và thông điệp muốn gửi gắm.

Nếu như phần thi khởi động giúp các đội thi thể hiện tài năng thì ở phần thi tăng tốc, học sinh, sinh viên phải thể hiện sự am hiểu kiến thức. Trong 15 giây suy nghĩ, các đội thi phải đưa ra đáp án cho các câu hỏi trắc nghiệm về chủ đề: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, kiến thức về ASEAN và hội nhập; văn hóa-lịch sử, kinh tế-xã hội Việt Nam… Ở phần thi này, các đội có sự bứt phá về điểm số; nhiều đội thi trả lời được 10/10 câu hỏi do Ban tổ chức đưa ra.

Ngoài khả năng ngoại ngữ, các đội thi thể hiện khả năng hùng biện ở phần thi về đích. Các đội thi thuyết trình, hùng biện về chủ đề: bảo vệ môi trường, phương pháp học tiếng Anh hiệu quả; quảng bá du lịch tỉnh Gia Lai; gìn giữ và phát huy bản sắc, văn hóa truyền thống của dân tộc; cách thức tương tác an toàn, lành mạnh, sáng tạo trên không gian mạng, hội nhập quốc tế… Phần thi này cũng giúp các em phát huy tối đa tư duy phản biện khi trả lời những câu hỏi của Ban giám khảo.

3898d184c4a34cd22043d468a1603ed6.jpg
Phần thi của đội thi Trường THCS Nguyễn Huệ (thị xã Ayun Pa). Ảnh: M.N

Trải qua 3 phần thi đầy gay cấn, 2 đội thi đến từ thị xã Ayun Pa đã đạt giải nhất ở bảng A và bảng B, gồm: Trường THCS Nguyễn Huệ (phường Đoàn Kết) và Trường THPT Lê Thánh Tông.

Ở bảng A, đội thi thị xã Ayun Pa gồm 2 thành viên: Lê Ngọc Khả Hân (lớp 6/4) và Nguyễn Ngọc Tường Vy (lớp 9/4, Trường THCS Nguyễn Huệ) lựa chọn chủ đề “Công dân toàn cầu” ở phần thi về đích. Theo phân tích của đội thi, để trở thành một công dân toàn cầu, mỗi người cần phải học thêm ít nhất một ngôn ngữ mới, đặc biệt là tiếng Anh; tìm hiểu các nền văn hóa; biết giúp đỡ cộng đồng, quan tâm đến môi trường, luôn cập nhật thông tin… Nhờ sự tự tin, bản lĩnh sân khấu, đặc biệt là khả năng nói tiếng Anh lưu loát, am hiểu vấn đề, đội thi thị xã Ayun Pa đã giành điểm số cao ở cả 3 phần thi.

Em Lê Ngọc Khả Hân chia sẻ: “Em và chị Vy học trái buổi nên dành thời gian buổi tối để ôn luyện kiến thức, chuẩn bị cho hội thi. Việc nâng cao năng lực ngoại ngữ giúp người trẻ có thêm những cơ hội học tập, làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Hội thi đã mang lại cho em những trải nghiệm cùng những kiến thức bổ ích”.

dfd66cddc772996e464ac979db7764a8.jpg
Các đội thi tham gia phần thi tăng tốc tại hội thi “Olympic tiếng Anh” trong học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai. Ảnh: M.N

Dù chỉ đạt giải nhì bảng B tại hội thi, song đội thi huyện Chư Sê gồm 2 thành viên đến từ Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tạo được ấn tượng với Ban giám khảo bởi sự tự tin, cách phát âm chuẩn, hùng biện trôi chảy. Trong phần thi về đích, đội thi lựa chọn chủ đề “Quảng bá du lịch Gia Lai thông qua hành trình trải nghiệm 2 ngày, 1 đêm”. Đội thi đã khéo léo giới thiệu các địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh như: Thắng cảnh Biển Hồ, thác Phú Cường, hàng thông trăm tuổi, Quảng trường Đại Đoàn Kết…

Đội thi cũng chứng minh tầm quan trọng của tiếng Anh trong quảng bá du lịch đến du khách quốc tế. “Em đã vận dụng những kiến thức đã học được ở trường và liên hệ thực tế để hoàn thành tốt các phần thi. Thông qua hội thi, chúng em có cơ hội được học tập, cọ xát để củng cố kiến thức tiếng Anh và được giao lưu cùng những bạn có cùng đam mê, sở thích”-em Trần Lê Thanh Thảo (lớp 12A9, Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm) bày tỏ.

Trải qua 3 phần tranh tài gay cấn nhưng cũng không kém phần thú vị. Các đội thi đã thể hiện khả năng nghe, hiểu và giao tiếp bằng tiếng Anh.

7619ca0c3c3d3d4e6f2720bd592bbd6b.jpg
Ban tổ chức trao giải nhất bảng A, bảng B cho 2 đội thi đến từ thị xã Ayun Pa. Ảnh: M.N

Anh Nguyễn Chí Hiếu-Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Gia Lai, Trưởng ban tổ chức hội thi cho hay: Hội thi “Olympic tiếng Anh” được tổ chức thường niên, cách thức tổ chức được đổi mới qua từng năm nhằm tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, sinh viên tham gia.

Các đội thi đã thể hiện tinh thần đoàn kết, sự bản lĩnh để hoàn thành tốt các phần thi. Không chỉ là một cuộc tranh tài, hội thi còn tạo sân chơi bổ ích để học sinh, sinh viên rèn luyện kỹ năng, nâng cao kiến thức. Mong rằng, những trải nghiệm quý báu tại hội thi sẽ giúp học sinh, sinh viên học tập tốt hơn và sẵn sàng hội nhập quốc tế.

Kết quả, ở bảng A, Ban tổ chức đã trao 1 giải nhất, 2 giải nhì, 2 giải ba, 2 giải khuyến khích cho các đội thi.

Ở bảng B, Ban tổ chức trao 1 giải nhất, 2 giải nhì, 2 giải ba, 6 giải khuyến khích cho các đội thi.

Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao các giải phụ: đội thi có video clip được bình chọn nhiều nhất trên mạng xã hội, phần thi thuyết trình xuất sắc nhất, phần thi chào hỏi xuất sắc nhất.

Có thể bạn quan tâm

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Bỏ xét tuyển sớm, bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với nhóm ngành sư phạm, nhóm ngành Sức khỏe - Y dược (có cấp chứng chỉ hành nghề) là hai điểm mới trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2025 mà Ban soạn thảo vừa điều chỉnh.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 3-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.