Thúc đẩy phong trào học tiếng Anh trong trường học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Để xây dựng và phát triển môi trường học và sử dụng tiếng Anh trong học đường, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động thiết thực, bổ ích.

Ngay từ đầu năm học, Trường Tiểu học Ia Nhin (huyện Chư Păh) đã xây dựng kế hoạch cụ thể cho phong trào học tiếng Anh. Các hoạt động được tổ chức với nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: ngoại khóa nói tiếng Anh, sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh định kỳ hàng tháng, cho học sinh tham gia cuộc thi tiếng Anh các cấp...

Em Lê Minh Quân (lớp 5B) hào hứng chia sẻ: “Em rất thích học môn Tiếng Anh nên đã tích cực tham gia các hoạt động, phong trào do nhà trường tổ chức. Em cũng mạnh dạn tham gia cuộc thi hùng biện tiếng Anh. Vừa rồi, em đạt giải nhất bậc tiểu học tại cuộc thi tài năng tiếng Anh trong học sinh phổ thông toàn tỉnh lần thứ IV-2024”.

Cô Hoàng Thị Thu-Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ia Nhin-cho biết: “Chúng tôi xây dựng không gian tiếng Anh trong trường học như: sử dụng bảng tên của các phòng học, tên cây và các biển chỉ dẫn trong khuôn viên trường bằng tiếng Anh; trang trí góc tiếng Anh trong từng phòng học... Ngoài ra, nhà trường còn phối hợp cùng phụ huynh tổ chức các hội thi có sử dụng tiếng Anh”.

1cau-lac-bo-tieng-anh-cua-truong-tieu-hoc-ia-nhin-huyen-chu-pah-co-nhieu-hoat-dong-nham-phat-trien-kha-nang-ngoai-ngu-cho-hoc-sinh-anh-mai-ka.jpg
Câu lạc bộ tiếng Anh của Trường Tiểu học Ia Nhin (huyện Chư Păh) có nhiều hoạt động nhằm phát triển khả năng ngoại ngữ cho học sinh. Ảnh: Mai Ka

Tương tự, phong trào sử dụng tiếng Anh trong trường học cũng được thầy và trò Trường THPT Lê Lợi (TP. Pleiku) tích cực hưởng ứng. Cô Nguyễn Thị Ngọc Uyên-Phó Hiệu trưởng nhà trường-cho hay: “Năm học 2024-2025, nhà trường đã tăng cường các hoạt động nhằm xây dựng, phát triển môi trường học và sử dụng tiếng Anh hiệu quả như: tổ chức ngoại khóa tiếng Anh; phát động phong trào sử dụng tiếng Anh trong các hoạt động hàng ngày thông qua Câu lạc bộ Tiếng Anh; các trò chơi, hoạt động nhóm, tự luyện thi Olympic tiếng Anh trên internet…

Cùng với đó, giáo viên cũng đổi mới phương pháp dạy học, tập trung vào phương pháp giao tiếp, tổ chức hoạt động nhóm, thảo luận; tăng cường sử dụng công nghệ trong dạy học tiếng Anh”.

Đam mê tiếng Anh, em Nguyễn Hoàng Khanh (lớp 12A6, Trường THPT Lê Lợi) luôn năng nổ trong các hoạt động của trường, đặc biệt là tham gia Câu lạc bộ Tiếng Anh và các cuộc thi hùng biện cũng như thi học sinh giỏi tiếng Anh các cấp.

“Tiếng Anh mang lại cho em nhiều trải nghiệm mới mẻ và cơ hội khám phá thế giới bên ngoài. Em rất thích môn học này và mong muốn được tham gia nhiều phong trào, cuộc thi về tiếng Anh để nâng cao kỹ năng của mình”-Khanh bày tỏ.

1em-nguyen-hoang-khanh-thu-2-ben-phai-lop-12a6-truong-thpt-le-loi-dat-giai-nhat-bac-thpt-tai-cuoc-thi-tai-nang-tieng-anh-nam-2024-anh-mk.jpg
Em Nguyễn Hoàng Khanh (thứ 2 từ phải sang, lớp 12A6, Trường THPT Lê Lợi) đạt giải nhất bậc THPT tại cuộc thi “Tài năng tiếng Anh” năm 2024. Ảnh: M.K

Những năm qua, phòng GD-ĐT các huyện, thị xã, thành phố cũng tích cực triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2021-2025. Trong đó, những nội dung về thực hiện phong trào dạy và học tiếng Anh đã được hướng dẫn triển khai rộng rãi đến các trường học.

Trên cơ sở đó, các trường xây dựng kế hoạch dạy và học ngoại ngữ, lồng ghép nội dung triển khai thực hiện phong trào học tiếng Anh trong từng năm học phù hợp với tình hình thực tiễn.

Bà Phạm Thị Thu Hằng-Trưởng phòng GD-ĐT huyện Chư Prông-thông tin: Trong mỗi năm học, chúng tôi đều triển khai các hoạt động xây dựng môi trường ngoại ngữ và tăng cường giải pháp nâng cao năng lực, trình độ ngoại ngữ cho học sinh.

Cụ thể, Phòng đã xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động phát triển môi trường dạy học tiếng Anh tại đơn vị; sẵn sàng đón tiếp các chuyên gia, giảng viên, diễn giả truyền cảm hứng học tiếng Anh nhằm khích lệ việc dạy và học tiếng Anh trong và ngoài nhà trường.

Cùng với đó, xây dựng môi trường ngoại ngữ trong nhà trường; khuyến khích sử dụng các hình thức dạy học ngoại ngữ như học trực tuyến, học trên truyền hình và các phương tiện truyền thông; khuyến khích xã hội hóa dạy và học ngoại ngữ; xây dựng và hướng dẫn học sinh tham gia các sân chơi bổ ích, lành mạnh như: cuộc thi Olympic tiếng Anh, cuộc thi “Tài năng tiếng Anh”, Olympic tiếng Anh trên internet...

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công thông tin: Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ thông, là phương tiện hữu ích phục vụ cho việc giao tiếp, trao đổi kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật… trên toàn thế giới. Để lan tỏa phong trào dạy và học tiếng Anh, các cơ sở giáo dục đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, bổ ích nhằm khuyến khích, tạo cơ chế thuận lợi cho việc dạy và học môn Tiếng Anh đạt hiệu quả cao nhất.

Bên cạnh đó, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT cũng cho rằng: Các trường học cần xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, liên kết với các tổ chức, trung tâm ngoại ngữ để tạo điều kiện cho học sinh, giáo viên rèn luyện, phát triển kỹ năng giao tiếp.

Cùng với đó, tổ chức dạy và học ngoại ngữ theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin; tiếp tục tổ chức các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh; nghiên cứu bộ sổ tay về xây dựng và phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ bậc THPT và liên trường để xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện phong trào học tiếng Anh và phát triển môi trường học, sử dụng ngoại ngữ trong nhà trường.

“Việc đẩy mạnh phong trào học tiếng Anh trong trường học góp phần tạo dựng và phát triển môi trường dạy học và sử dụng tiếng Anh. Vì vậy, các đơn vị giáo dục phải định hướng, xây dựng kế hoạch dạy học theo chuẩn năng lực ngôn ngữ, góp phần triển khai thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông mới, phù hợp với điều kiện của địa phương”-Phó Giám đốc Sở GD-ĐT nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Phóng viên trẻ Gen Z đã và đang hướng bản thân trở thành người làm báo đa năng (ảnh nhân vật cung cấp).

Phóng viên gen Z “kể chuyện” bằng đa ngôn ngữ

(GLO)- Trong dòng chảy sôi động của báo chí đương đại, một thế hệ nhà báo mới đang từng bước khẳng định mình bằng sự linh hoạt, nhạy bén và sáng tạo. Họ là những người làm báo thế hệ gen Z trưởng thành giữa làn sóng công nghệ và có thể “kể chuyện” với đa ngôn ngữ trên nhiều nền tảng.

Gen Z lan tỏa lối sống tích cực

Gen Z lan tỏa lối sống tích cực

(GLO)- Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, giới trẻ đã thể hiện sự năng động, sáng tạo qua các nền tảng như Vlog, TikTok, podcast... Không chỉ là trào lưu mạng xã hội, xu hướng này phản ánh cách giới trẻ tiếp cận công nghệ, thể hiện bản thân và kết nối với cộng đồng.

Người trẻ đột phá công nghệ, vươn mình vào kỷ nguyên mới

Người trẻ đột phá công nghệ, vươn mình vào kỷ nguyên mới

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc là kỷ nguyên đột phá trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại. Nhận thức rõ vai trò và sứ mệnh của mình, người trẻ đã tiên phong đột phá công nghệ để cùng đất nước vươn mình, phát triển.

Dấu ấn trí thức trẻ tình nguyện

Dấu ấn trí thức trẻ tình nguyện

(GLO)- Từ bỏ cơ hội có thu nhập cao và việc làm ổn định ở các thành phố lớn, nhiều trí thức trẻ đã tình nguyện đăng ký đến công tác tại các khu kinh tế-quốc phòng của Binh đoàn 15 và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đơn vị cũng như ở địa phương nơi công tác.