Gia Lai: Khai mạc Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 15-11, nhằm chào mừng 79 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/1945-23/11/2024), Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 đã khai mạc tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai.

Tham dự Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch; Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Trần Ngọc Nhung; Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Võ Hoàng Bình cùng đại diện các đơn vị phối hợp tổ chức và hơn 200 nghệ nhân, nghệ sĩ, thành viên đến từ các địa phương, câu lạc bộ, đội nhóm trong và ngoài tỉnh.

4392aca10886b3d8ea97.jpg
Các đại biểu cắt băng khai mạc Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024. Ảnh: Anh Minh

Phát biểu khai mạc, ông Lê Thanh Tuấn-Giám đốc Bảo tàng tỉnh nhận định: “Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 là hoạt động thiết thực giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về ý nghĩa, giá trị của di sản văn hóa, từ đó có ý thức trong việc kế thừa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc Việt Nam.

Chương trình được xây dựng theo hướng đổi mới, đa dạng và phong phú, kết hợp hoạt động trình diễn và trải nghiệm các hình thức nghệ thuật, trò chơi dân gian, văn hóa ẩm thực...của các dân tộc nhằm phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của Nhân dân, đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh đất và người Gia Lai, thu hút du khách đến với Phố núi thân yêu”.

62951124b5030e5d5712.jpg
Chánh Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai Vũ Tiến Anh (trái) hiến tặng lá cờ đỏ sao vàng mang về từ huyện đảo Trường Sa. Ảnh: Anh Minh

Tại chương trình, Bảo tàng tỉnh đã tiếp nhận một số hiện vật gồm: Cờ đỏ sao vàng do Chỉ huy trưởng đảo Trường Sa (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) tặng đoàn công tác tỉnh Gia Lai, nay được Chánh Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai Vũ Tiến Anh hiến tặng; 5 hiện vật gốm Chăm (Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm); 7 chiếc áo dài di sản minisize (Câu lạc bộ Áo dài Sống Xanh Pleiku).

Sau lễ khai mạc, từ ngày 15 đến 17-11, Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 sẽ diễn ra với nhiều hoạt động hấp dẫn, sôi nổi như: diễn tấu cồng chiêng; hòa tấu nhạc cụ dân tộc; trình diễn khèn, sáo của đồng bào H’Mông; múa xòe của người Mường; hát then, đàn tính của người Tày, Nùng; múa sạp của người Tày, Thái; nghệ thuật chèo, dân ca quan họ Bắc Ninh của dân tộc Kinh; dân ca, dân vũ của dân tộc Chăm, trình diễn áo dài di sản…

ce863fa35c87e7d9be96.jpg

Du khách sẽ được trải nghiệm mặc áo dài, mặc trang phục các dân tộc để chụp ảnh check in; được hướng dẫn làm gốm Chăm, đan lát; nặn tò he, thưởng thức nghệ thuật thư tháp, trà đạo, bút lửa; tham gia các trò chơi dân gian kết hợp với trải nghiệm ẩm thực của các vùng miền trong cả nước.

6ecdc85ea07a1b24426b.jpg

Dịp này, Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm “Tây Nguyên trong hội họa Việt Nam”. Hơn 60 tác phẩm hội họa trong bộ sưu tập Mỹ thuật hiện đại của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã được giới thiệu đến người xem thông qua hình thức trưng bày truyền thống và trình chiếu kỹ thuật số.

b2827e698f4e34106d5f.jpg

Với nội dung phong phú, hình tượng nghệ thuật giản dị, sinh động, các tác phẩm tại triển lãm sẽ giúp người xem hiểu thêm về con người và vùng đất Tây Nguyên, từ đó có thể cảm nhận được một phần các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể tiêu biểu của miền đất đỏ Tây Nguyên thông qua ngôn ngữ đặc trưng của nghệ thuật tạo hình.

Có thể bạn quan tâm

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

(GLO)- Một ngày giữa tháng Tư, tôi có chuyến thăm TP. Hồ Chí Minh. Như tín hiệu của vũ trụ, có điều gì đó thôi thúc tôi phải về với nơi mà 50 năm về trước, cả dân tộc vỡ òa trong niềm vui của ngày đại thắng, thống nhất non sông.

Nhớ bếp lửa nhà sàn

Nhớ bếp lửa nhà sàn

(GLO)- Gần 50 năm gắn bó với vùng đất Tây Nguyên, tôi đã đi qua nhiều buôn làng, tiếp xúc với bao con người hiền lành như đất, mộc mạc như cây rừng. Và trong những buôn làng đó, từng bếp lửa nhà sàn đã để lại trong tôi ấn tượng đậm sâu với không gian đầm ấm và chân tình

Hương nhãn

Hương nhãn

(GLO)- Tháng Tư về, mang theo những giọt sương tinh khôi lặng lẽ đọng trên mái nhà, ấp ôm không gian trong cái se lạnh dịu dàng của phố núi. Pleiku tỉnh giấc giữa sắc trời tĩnh lặng mà chất chứa bao xao xuyến.

Tháng Tư về nguồn

Tháng Tư về nguồn

(GLO)- Chúng tôi đến TP. Hồ Chí Minh giữa những ngày tháng Tư lịch sử, vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mưa đầu hạ

Mưa đầu hạ

(GLO)- Pleiku vào hạ không báo trước bằng cái nóng gắt gao, cũng chẳng cần đến tiếng ve râm ran hay sắc phượng rực trời. Chỉ cần một cơn mưa đầu mùa, bất chợt, ào ạt mà vô cùng êm dịu là biết hè đã chạm ngõ.

Lưu bút

Lưu bút

(GLO)- Lưu bút không đơn thuần là một cuốn sổ. Nó là nơi giữ lại cả một khoảng trời tuổi trẻ, nơi từng nét chữ đều mang theo một phần ký ức.

Mùa cá cơm

Mùa cá cơm

(GLO)- Đã mấy bận đến xã Nhơn Lý (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), tham quan hầu hết thắng cảnh, thưởng thức đủ mọi đặc sản bậc nhất, tôi từng nghĩ mình am tường vùng đất này lắm. Vậy mà, khi lang thang đến bến cá Nhơn Lý, tôi mới nhận ra những gì mình biết chỉ lớp vỏ bên ngoài.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Đọc để hiểu mình

Đọc để hiểu mình

(GLO)- Khi nhìn một người ngồi đọc sách, tôi thường có cảm giác rất bình an. Sự bình an như nguồn năng lượng được truyền đến từ hình ảnh rất đẹp trước mắt.

Cơn mưa ngang qua

Cơn mưa ngang qua

Tiết trời vào sáng sớm khá oi nồng, nhưng bầu trời lại phủ kín một màu mây xám đục chứ không trong trẻo như mọi khi. Rồi bất chợt mưa rào rào mà không có gió, có sấm báo trước.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...